Những người khôn ngoan nhất luôn tỏ ra cởi mở, những người ít tài giỏi lại luôn thích quan tâm đến điều đúng sai nhỏ nhặt.

Tính toán là trở ngại lớn nhất cho sự thăng hoa của tính cách, là cơ chế tự vệ thụ động. Những người như vậy thường ích kỷ, sống buông thả, khép kín dẫn đến vòng luẩn quẩn của cuộc đời và ngày càng xấu đi.

Có một giai thoại thú vị như thế này:

Người nghèo hỏi nhà thông thái: “Tại sao tôi lại nghèo?”

Nhà thông thái trả lời: “Vì anh chưa học cách cho người khác.”

Người nghèo nói: “Tôi, người không có gì, làm sao tôi có thể cho người khác được?”

Nhà thông thái nói: “Người không ra gì cũng có thể cho người khác bảy điều tốt!”

Thứ nhất: Nhan thí, hãy đối đãi người khác bằng nụ cười.

Thứ hai: Khẩu thí, nói những lời khen ngợi và an ủi.

Thứ ba: Tâm thí, trái tim rộng mở và tử tế với người khác.

Thứ tư: Đôi mắt nhìn người bằng lòng tốt.

Thứ năm: Thân thí, giúp đỡ người khác bằng hành động.

Thứ sáu: Tọa thí, nhường chỗ ngồi cho người khác.

Thứ bảy: Phòng thí, hãy có một trái tim yêu thương, bao dung với người xung quanh.

Sống ở trên đời, đừng có suy tính thiệt hơn nhiều quá, đừng hẹp hòi quá, cứ rộng rãi cho đi, có thể thu về những thứ thậm chí bản thân mình còn không bao giờ nghĩ tới. Cuộc sống hạnh phúc bởi sự cho đi, và hạnh phúc được trân trọng bởi sự sẻ chia.

Hạnh phúc cần được chia sẻ với người khác, nếu không trái tim sẽ giống như Biển Chết, nơi nước chỉ có thể chảy vào chứ không thể chảy ra, và cuối cùng sẽ là những khoảng lặng chết chóc.

Đạt được là một loại hài lòng, cho đi là một loại hạnh phúc. Chỉ bằng cách học cách cho đi, bạn mới có thể gặt hái được hạnh phúc, biết cách cho đi mới có thể nhận được nhiều hồi báo hơn.


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *