Author: wp-adnam
-
Anh em nào đang sợ bị “đánh giá”, hãy học huyền thoại bóng rổ Michael Jordan…
Anh em nào đang sợ bị “đánh giá”, hãy học huyền thoại bóng rổ Michael Jordan. Sự khác biệt sẽ đến lập tức!Anh em có bao giờ đứng trước một ý tưởng kinh doanh đột phá nhưng rồi dừng lại vì sợ người khác chê cười không? Có bao giờ anh em cảm giác như bị “đóng băng” khi muốn làm điều gì đó mới mẻ, chỉ vì lo ngại những ánh mắt dè bỉu nếu mình thất bại?Tui đã từng như vậy đấy. Và tui biết có rất nhiều anh em đang “mắc kẹt” trong vùng an toàn của mình, ngày qua ngày đi theo lối mòn quen thuộc, chỉ vì quá sợ hãi việc người khác sẽ nghĩ gì nếu mình dám bước ra và vấp ngã.Và câu chuyện của “huyền thoại” Michael Jordan đã cho tui thấy một con đường khác. Một trong những cầu thủ bóng rổ vĩ đại nhất mọi thời đại, người đã 6 lần vô địch NBA, 5 lần MVP, 14 lần All-Star… lại từng trải qua một vết sẹo đau đớn mà ít ai biết đến: ổng đã không được chọn vào đội bóng rổ chính thức của trường trung học Laney High School. Thay vào đó, huấn luyện viên đã chọn người bạn cao hơn của ổng.Hãy tưởng tượng cảm xúc của Jordan lúc đó. Sự thất vọng, xấu hổ khi bạn bè xì xào, khi cả trường biết bạn “không đủ giỏi”. Chắc hẳn lúc đó, Jordan cũng cảm thấy sợ hãi những ánh mắt nghi ngờ, những lời đánh giá từ mọi người xung quanh.—Tại sao chúng ta sợ bị đánh giá tiêu cực đến vậy?—Để vượt qua nỗi sợ, trước hết tui muốn anh em hiểu rõ “gốc rễ” của nó. Dưới góc độ tâm lý học, nỗi sợ này xuất phát từ:1.Nhu cầu được chấp nhận và thuộc về: Abraham Maslow đã chỉ ra trong Tháp nhu cầu rằng việc được yêu thương, chấp nhận và thuộc về một cộng đồng là nhu cầu cơ bản của con người. Khi thất bại, nhất là thất bại “công khai”, chúng ta lo sợ mình sẽ bị từ chối, cô lập.Trong lịch sử tiến hóa, bị loại trừ khỏi cộng đồng đồng nghĩa với giảm cơ hội sống sót – đó là bản năng đã ăn sâu vào tiềm thức.2.Hiệu ứng Spotlight: Thomas Gilovich và Kenneth Savitsky nghiên cứu và chỉ ra rằng chúng ta thường phóng đại mức độ người khác chú ý đến mình, đặc biệt là khi mắc lỗi.Tui hay gọi đùa đây là “hiệu ứng ánh đèn sân khấu” – cảm giác như cả thế giới đang nhìn vào sai lầm của mình. Nhưng thực tế, mọi người không quan tâm đến chúng ta nhiều như ta tưởng đâu.3.Sự so sánh xã hội: Đặc biệt trong thời đại mạng xã hội, chúng ta liên tục so sánh bản thân với những hình ảnh hoàn hảo, những thành công được phô trương.Nhà tâm lý học Leon Festinger đã chỉ ra rằng việc so sánh này dễ dẫn đến cảm giác tự ti và lo lắng khi thấy mình kém hơn.4.Những người nổi tiếng cũng từng trải qua nỗi sợ tương tự:– Oprah Winfrey từng bị sa thải vì “không phù hợp với truyền hình”, trước khi trở thành “nữ hoàng” truyền thông.– J.K. Rowling bị từ chối bởi 12 nhà xuất bản trước khi Harry Potter trở thành hiện tượng toàn cầu.– Abraham Lincoln thất bại liên tiếp trong chính trị và kinh doanh trước khi trở thành Tổng thống vĩ đại.—3 Bài học “vượt lên chính mình” từ Michael Jordan—-Câu chuyện của Jordan không chỉ truyền cảm hứng mà còn chứa đựng những bài học quý giá về cách đối diện và vượt qua nỗi sợ bị đánh giáBài học 1: “Tắt tiếng ồn” bằng hành động mạnh mẽ—Sau khi bị loại khỏi đội bóng rổ chính, Jordan đã không để những lời bàn tán ảnh hưởng. Thay vì than vãn hay tranh cãi, ổng đã chọn cách hành động: miệt mài luyện tập với đội trẻ, không ngừng cải thiện kỹ năng, và chứng minh năng lực bằng những màn trình diễn ấn tượng.“I’ve missed more than 9,000 shots in my career. I’ve lost almost 300 games. Twenty-six times I’ve been trusted to take the game-winning shot and missed. I’ve failed over and over and over again in my life. And that is why I succeed.”(Tạm dịch: “Tôi đã bỏ lỡ hơn 9.000 cú ném trong sự nghiệp. Tôi đã thua gần 300 trận. 26 lần tôi được tin tưởng thực hiện cú ném quyết định trận đấu và đã thất bại. Tôi đã thất bại hết lần này đến lần khác trong cuộc đời. Và đó là lý do tôi thành công.”)Thay vì: Khi bị người khác nghi ngờ về dự án kinh doanh, anh em cảm thấy bực bội và cố gắng tranh cãi, giải thích để chứng minh họ sai.Anh em có thể: Tập trung toàn bộ năng lượng vào việc xây dựng sản phẩm chất lượng, hoàn thiện kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Hành động cụ thể và kết quả thực tế sẽ là câu trả lời mạnh mẽ nhất!Tui nghĩ đến Elon Musk – người thường xuyên đối mặt với chỉ trích về Tesla và SpaceX. Thay vì bận tâm, ổng tập trung hiện thực hóa tầm nhìn bằng hành động cụ thể. Hay như Albert Bandura với học thuyết tự hiệu quả (Self-Efficacy) – khi tin vào khả năng của bản thân, anh em sẽ hành động mạnh mẽ hơn và ít bị ảnh hưởng bởi đánh giá tiêu cực.Bài học 2: “Biến vết sẹo thành ngôi sao”—Việc bị loại khỏi đội bóng rổ đã trở thành “vết sẹo” trong sự nghiệp ban đầu của Jordan. Nhưng ổng không để nó ám ảnh hay xấu hổ về điều đó. Thay vào đó, Jordan sử dụng nỗi đau này như nguồn động lực mạnh mẽ để nỗ lực hơn nữa và chứng minh bản thân.“My attitude is that if you push me towards something that you think is a weakness, then I will turn that perceived weakness into a strength.”(Tạm dịch: “Thái độ của tôi là nếu bạn đẩy tôi về phía điều mà bạn nghĩ là điểm yếu, thì tôi sẽ biến điểm yếu được cho là đó thành điểm mạnh.”)Thay vì: Khi một dự án kinh doanh thất bại, anh em cảm thấy xấu hổ và cố gắng quên nó đi, thậm chí né tránh nhắc đến.Anh em có thể: Nhìn nhận thất bại như cơ hội học hỏi. Dành thời gian phân tích sai lầm, tìm ra nguyên nhân dẫn đến thất bại và rút ra bài học kinh nghiệm quý giá cho lần sau.Tui nhớ đến Thomas Edison với câu nói nổi tiếng sau hàng ngàn lần thử nghiệm thất bại trước khi phát minh ra bóng đèn: “Tôi không thất bại. Tôi chỉ tìm ra 10.000 cách không hoạt động.” Hay như Carol Dweck với lý thuyết tư duy phát triển (Growth Mindset) – coi thất bại không phải là dấu chấm hết mà là cơ hội để phát triển kỹ năng và trí tuệ.Bài học 3: “Sức mạnh của sự kiên trì”—Ngay cả khi đã đạt đến đỉnh cao, Jordan vẫn phải đối mặt với thất bại và chỉ trích. Tuy nhiên, ổng luôn thể hiện sự kiên trì đáng kinh ngạc, không bao giờ bỏ cuộc trước khó khăn hay đánh giá tiêu cực. Jordan luôn có niềm tin sắt đá vào khả năng của mình và không ngừng nỗ lực để đạt được mục tiêu.“Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it.”(Tạm dịch: “Trở ngại không nhất thiết phải ngăn cản bạn. Nếu bạn đâm vào tường, đừng quay lại và bỏ cuộc. Hãy tìm cách leo qua nó, đi xuyên qua nó, hoặc làm việc xung quanh nó.”)Thay vì: Khi gặp khó khăn ban đầu trong kinh doanh và bị nghi ngờ, anh em dễ cảm thấy nản lòng và muốn bỏ cuộc.Anh em có thể: Giữ vững niềm tin vào mục tiêu, kiên trì vượt qua thử thách và không ngừng tìm kiếm giải pháp mới. Đừng để đánh giá tiêu cực lung lay ý chí của mình.Colonel Sanders – người sáng lập KFC, ông đã bị từ chối hơn 1.000 lần khi cố gắng giới thiệu công thức gà rán trước khi thành công ở tuổi 65. Hay như Angela Duckworth với thuyết quyết tâm (Grit) – sự kiên trì và đam mê dài hạn còn quan trọng hơn cả tài năng trong việc đạt được thành công lớn.—Hành động nhỏ để “giải phóng” nỗi sợ—Để vượt qua nỗi sợ bị đánh giá tiêu cực, tui có một vài hành động nhỏ mà anh em có thể thực hiện ngay:1.“Viết ra nỗi sợ”: Dành thời gian viết ra những nỗi sợ hãi cụ thể về sự đánh giá tiêu cực. Tự hỏi: “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?” và “Liệu những lo lắng này có thực sự có cơ sở không?”. Việc cụ thể hóa nỗi sợ giúp anh em nhìn nhận chúng khách quan hơn.2.“Tìm kiếm đồng minh”: Chia sẻ mục tiêu và dự định với những người bạn tin tưởng, những người luôn ủng hộ và khích lệ, bất kể kết quả ra sao. Sự hỗ trợ từ người xung quanh giúp anh em tự tin hơn.3.“Thực hành tự nhủ tích cực”: Thay vì tập trung vào chỉ trích có thể xảy ra, hãy tập trung vào điều tích cực về khả năng và nỗ lực của bản thân. Tự nhủ những câu khẳng định tích cực để xây dựng sự tự tin từ bên trong.4.“Bắt đầu từ những bước nhỏ”: Đừng cố gắng thực hiện điều quá lớn lao ngay lập tức. Hãy bắt đầu với hành động nhỏ, dễ thực hiện để xây dựng sự tự tin dần dần. Mỗi thành công nhỏ sẽ là viên gạch xây nên sự tự tin lớn hơn.5.“Nhìn vào mặt tốt của thất bại”: Sau mỗi lần không thành công, dành thời gian phân tích những gì anh em đã học được và những gì có thể làm tốt hơn trong tương lai. Hãy coi thất bại là cơ hội để học hỏi và tiến bộ.—Từ sợ hãi đến vĩ đại – Hành trình của mỗi người—Tóm lại, nỗi sợ hãi sự đánh giá tiêu cực là một phần tự nhiên của con người, nhưng nó không nên trở thành rào cản kìm hãm tiềm năng của anh em. Hãy học cách đối diện với nó, học hỏi từ thất bại và kiên trì theo đuổi mục tiêu.Giống như Michael Jordan đã biến “vết sẹo” bị loại khỏi đội bóng rổ thành “ngôi sao” sáng nhất trên bầu trời bóng rổ thế giới, anh em cũng có thể làm được điều tương tự trong lĩnh vực của mình.Trước đây, tui rất sợ việc chia sẻ ý tưởng với người khác vì lo sợ bị chê cười. Nhưng sau khi đọc câu chuyện về Jordan và những người thành công khác, tui nhận ra rằng im lặng không giúp mình tiến bộ.Tui bắt đầu chia sẻ ý tưởng với những người bạn thân thiết và người có kinh nghiệm. Ban đầu cũng có những ý kiến trái chiều, nhưng tui đã học được cách lắng nghe, chọn lọc và cải thiện ý tưởng của mình. Nhờ đó, tui có thêm nhiều cơ hội học hỏi và phát triển.Tui tin rằng, mỗi người đều có tiềm năng vĩ đại trong lĩnh vực của mình. Vấn đề không phải là liệu anh em có thể trở nên xuất sắc hay không, mà là liệu anh em có dám vượt qua nỗi sợ bị đánh giá để thử sức mình hay không.Hãy tin vào bản thân, dám khác biệt và không ngừng tiến lên. Giống như Michael Jordan đã nói:“Some people want it to happen, some wish it would happen, others make it happen”(Tạm dịch: “Một số người muốn nó xảy ra, một số người ước nó sẽ xảy ra, những người khác khiến nó xảy ra”). -
Bạn là một người đàn ông.
Bạn là một người đàn ông.
Đừng bao giờ tỏ ra tuyệt vọng.
Đừng bao giờ phản ứng theo cảm xúc.
Hãy bình tĩnh, ngay cả khi bạn đang trải qua thời điểm khó khăn.
Hãy chấp nhận sự thật rằng đây chỉ là thời điểm bạn phải chịu đựng, giống như tất cả những người đàn ông vĩ đại trước bạn.
Sự vĩ đại không bao giờ được xây dựng từ sự hỗn loạn hay tuyệt vọng về mặt cảm xúc.
Những khoảnh khắc đen tối là những thử thách cần thiết, ngọn lửa rèn giũa tính cách của bạn và định nghĩa con người thật của bạn.
Bất kể bạn đang phải đối mặt với điều gì, bạn phải đối mặt với nó bằng sức mạnh, sự kiểm soát và niềm tin rằng bạn sẽ vượt qua nó.
Hãy nhớ điều này: Mọi người đàn ông vĩ đại trong lịch sử đều phải đối mặt với địa ngục của riêng mình và vượt qua nó bằng kỷ luật và lòng kiên cường.
Những khoảnh khắc đó không phá vỡ họ; chúng đã xây dựng họ.
Đừng để khó khăn quyết định phản ứng của bạn.
Hãy coi chúng là cơ hội để trưởng thành và trở thành một người không thể ngăn cản.. -
NGUYÊN LÝ BƯỚM TỤ (Càng thế hệ về sau càng xuất chúng)
Câu chuyện về chạy bộ.
1952 Roger Bannister phá kỷ lục chạy 1 dặm trong 4 phút.
1 năm sau có 37 người làm theo
1 năm sau nữa 300 người làm được
Trong khi suốt 2000 năm trước đo chẳng ai làm được vì họ cho rằng KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC nên CHƯA TỪNG LÀM.Dù bạn nghĩ rằng mình LÀM ĐƯỢC hay KHÔNG LÀM ĐƯỢC bạn đều đúng. Nếu nghĩ “LÀM ĐƯỢC” bạn sẽ làm, nếu nghĩ “KHÔNG LÀM ĐƯỢC” bạn sẽ không làm.
Mình tin tưởng điều mình tin tưởng, người ta sẽ hoài nghi điều họ hoài nghi.
Rào cản xuất phát từ nơi nội tâm của chính mình.
Làm chủ nội tâm – kích hoạt nội lực🌱Biết ơn bài học hôm nay
#1000baihoctamdacngora
#tueduong
#coaching
#nhansohoc
#coachnoiluc
#daotaonhansohoc
#thauhieubanthan
#thauhieunoitam -
STUTZ – BỘ PHIM CÓ THỂ THAY ĐỔI CUỘC SỐNG
Jonah Hill là ngôi sao Hollywood từng hai lần được đề cử Oscar, người đã làm cả thế giới cười ngả nghiêng trong Superbad, 21 Jump Street hay bị cuốn vào cơn lốc tiền bạc và tham vọng trong The Wolf of Wall Street. Nhưng đằng sau sự hài hước và hào quang ấy là một Jonah Hill khác – một người đàn ông bị trầm cảm và rối loạn lo âu suốt nhiều năm.
Khi đã có tất cả nhưng vẫn thấy mình mắc kẹt, Jonah tìm đến Phil Stutz – một bác sĩ tâm lý phi truyền thống, người tạo ra cảm giác ông ta là giáo sư X trong Marvel. Stutz là người không chỉ lắng nghe, mà còn đưa ra những công cụ thực hành ngay lập tức để con người thay đổi cuộc sống.
Bộ phim Stutz không giống bất kỳ một bộ phim tài liệu nào về tâm lý học. Nó không phải là câu chuyện của bệnh nhân và bác sĩ, mà là một cuộc trò chuyện giữa hai con người thông minh, hài hước đang cố gắng tìm ra ý nghĩa của cuộc sống và cách đối mặt với nỗi đau. Jonah không chỉ muốn kể câu chuyện của mình, anh muốn trao tặng bộ công cụ của Stutz cho những người đang cần chúng.
BỘ CÔNG CỤ CỦA STUTZ
1. Cuộc sống luôn có 3 điều không thể tránh khỏi:
• Nỗi đau
• Sự bất định
• Công việc không bao giờ kết thúc
➝ Chúng không phải là lỗi hệ thống, mà chính là bản chất của cuộc sống. Chỉ khi chấp nhận chúng, ta mới có thể ngừng chống cự và tiếp tục bước đi.2. “The String of Pearls” – Xâu chuỗi ngọc trai
• Mỗi hành động ta làm là một viên ngọc trên sợi dây cuộc đời.
• Dù đẹp hay xấu, mỗi viên ngọc đều quan trọng.
• Điều duy nhất ta cần làm là tiếp tục xâu chuỗi, dù có những viên không hoàn hảo.3. The Shadow – Cái bóng trong ta
• Phần bản thân mà ta ghét bỏ, xấu hổ và không muốn thừa nhận
• Nhưng nó sẽ luôn tồn tại, nên thay vì chiến đấu với nó, ta cần học cách chấp nhận, đối thoại một cách trực quan bằng cách vẽ nó ra trên giấy.4. The Life Force – Nguồn sinh lực
• Muốn cải thiện tâm lý, hãy bắt đầu từ cơ thể, kết nối xã hội và kết nối với chính bản thân.
• Một cơ thể khỏe mạnh, những mối quan hệ chất lượng và sự thấu hiểu bản thân là nền tảng của một tâm hồn vững vàng.VÌ SAO BẠN NÊN XEM STUTZ?
Bộ phim không chỉ dành cho những người đang gặp vấn đề tâm lý. Nó dành cho bất kỳ ai từng thấy mình mắc kẹt, ai từng muốn thay đổi nhưng không biết bắt đầu từ đâu.
Stutz không đưa ra những triết lý cao siêu. Ông đưa ra công cụ thực tế, những thứ bạn có thể dùng ngay bây giờ.
Nếu bạn từng cảm thấy mình không đủ giỏi, không đủ mạnh mẽ, không đủ may mắn, hãy xem bộ phim này. Có thể, bạn sẽ tìm thấy bộ công cụ phù hợp thuộc về mình trong đó.
*Phim đang chiếu trên Netflix. Poster phim nhìn Phil Stutz giống hệt giáo sư X của Marvel.
-
Nếu bạn tập trung vào vấn đề → bạn sẽ tìm thấy giải pháp.Nếu bạn tập trung vào đổ lỗi → bạn sẽ chỉ tìm thấy thêm nhiều vấn đề khác.Người thành công không phải là người ít gặp vấn đề hơn người khác. Họ chỉ khác ở chỗ: Họ tập trung vào giải quyết thay vì chìm đắm trong sự tức giận hay trả thù.______Có một cái ống nước bị rò rỉ trong nhà. Nước chảy lênh láng. Và thay vì vớ lấy một cuộn băng keo hoặc gọi thợ sửa ống nước, mình cầm ngay cái búa lên. Không phải để sửa, mà để đi tìm ai đã làm hỏng nó.Mình đi khắp nhà, quát lên: “Ai đã làm vỡ cái ống nước này?”Mình kiểm tra lại camera, truy vấn từng người trong nhà.Mình cáu. Mình bực.Và trong lúc đó, nước vẫn tràn ra sàn.Nghe có vẻ vô lý, nhưng đó là cách hầu hết chúng ta đối mặt với vấn đề. Khi chuyện không hay xảy ra, phản xạ đầu tiên của chúng ta không phải là tìm cách sửa mà là tìm ra ai gây ra chuyện này. Chúng ta đi tìm thủ phạm, như thể việc biết được danh tính của kẻ gây ra vấn đề sẽ khiến nó tự biến mất.Nhưng vấn đề không biến mất. Nó vẫn ở đó. Và càng lâu chúng ta mải mê đổ lỗi, nó càng trở nên tệ hơn._______Mỗi khi gặp một vấn đề, có ba yếu tố tham gia vào câu chuyện này:1. Bạn – Người đang đối mặt với vấn đề.2. Vấn đề – Chuyện đã xảy ra.3. Người tạo ra vấn đề – Người (hoặc thứ gì đó) gây ra tình huống này.Nhưng thay vì dồn sức vào Vấn đề và tìm cách Giải quyết, chúng ta lại dồn toàn bộ sự chú ý vào Người tạo ra vấn đề.a) Công việc không xong? Đổ lỗi cho sếp giao deadline quá gấp.b) Nhóm làm việc không hiệu quả? Cáu vì đồng đội thiếu trách nhiệm.c) Mối quan hệ đổ vỡ? Chìm đắm trong sự giận dữ vì đối phương thay đổi.Tất cả những điều đó đều có thể đúng. Nhưng biết được “ai gây ra chuyện này” không giúp ta tiến lên được bước nào cả. Nó chỉ kéo ta vào một cái vòng lặp cảm xúc, nơi ta tự nhấn chìm mình trong sự bực bội và trách móc. Trong khi đó, vấn đề vẫn còn đó, chưa ai giải quyết._______Hãy tưởng tượng bạn đang lái xe, và đột nhiên xe bị thủng lốp giữa đường. Bạn sẽ:– Xuống xe, đi vòng vòng nguyền rủa số phận, chửi bới nhà sản xuất lốp xe, bực tức với con đường đầy đá dăm?– Hay lẳng lặng mở cốp, lấy bánh dự phòng ra và thay lốp?Chúng ta có thể dành một đời để đổ lỗi cho con đường, nhưng điều đó không giúp xe chạy tiếp.Đây là một công thức đơn giản mà mình tự đúc kết:Focus = (Vấn đề + Giải pháp) / Người tạo ra vấn đề1. Nếu mẫu số (Người tạo ra vấn đề) quá lớn, bạn sẽ bị mắc kẹt trong vòng lặp đổ lỗi, cảm xúc tiêu cực, và mất kiểm soát.2. Nếu tập trung vào tử số (Vấn đề + Giải pháp), bạn sẽ có tư duy logic, chủ động và hiệu quả hơn.-> Nếu mình chỉ mải mê đổ lỗi, mình không còn đủ tỉnh táo để tìm cách sửa chữa.-> Nhưng nếu mình gạt yếu tố cảm xúc sang một bên, tập trung vào bản thân vấn đề và các phương án xử lý, mình sẽ nhanh chóng kiểm soát được tình hình.Lúc đó, câu hỏi mình đặt ra không còn là “Ai gây ra chuyện này?” nữa, mà là “Bây giờ làm gì để giải quyết?”Vậy nên, nếu có một chuyện gì đó xảy ra hôm nay, thay vì vớ ngay cái búa để đi tìm thủ phạm, hãy thử dừng lại một giây và tự hỏi:– Vấn đề thực sự là gì?– Mình có thể làm gì ngay bây giờ để xử lý?Có thể đó không phải là cách dễ dàng nhất, nhưng chắc chắn là cách duy nhất để bạn có thể tiếp tục tiến về phía trước.Và quan trọng nhất: bạn sẽ không còn đứng giữa nhà, tay cầm cái búa, mà nước thì vẫn tiếp tục tràn ra sàn.Học tĩnh trong một thế giới ồn ào,The Jasmine Guy.12/3/2025.
-
Làm sao để rèn luyện một Ý CHÍ KIÊN CƯỜNG?
1. Học chữ NhẫnVạn sự trên đời đều có thời điểm của nó. Kiên nhẫn không chỉ là chờ đợi mà còn là giữ vững tâm thế giữa thử thách. Cây lớn không thể một sớm một chiều mà thành cổ thụ, con người cũng vậy.2. Chủ động nắm lấy vận mệnhNgười yếu đuối đợi cơ hội, người mạnh mẽ tự tạo cơ hội. Dù hoàn cảnh có ra sao, hãy đứng dậy và hành động, bởi người biết rèn luyện thân tâm mới có thể làm chủ đời mình.3. Thuận theo lẽ biến đổi của đờiVạn vật xoay vần, biến đổi là điều tất yếu. Biết thích nghi chính là biết sống, cưỡng cầu chỉ chuốc thêm khổ lụy. Hãy xem thay đổi như một cơn gió đưa thuyền ta đi xa hơn.4. Buông bỏ những điều ngoài tầm tayCó những chuyện chẳng thể nào cưỡng cầu, có những duyên chẳng thể nào giữ mãi. Học cách chấp nhận và buông bỏ chính là giải thoát tâm hồn, để lòng nhẹ như mây trôi.5. Giữ niềm tin giữa bão giôngNgười đi trong đêm tối cần ánh sáng của niềm tin để không lạc lối. Dẫu hôm nay là ngày mưa, nhưng ngày mai trời ắt lại sáng. Chỉ cần không bỏ cuộc, đường đời luôn có lối mở.6. Kiểm soát tâm trí, giữ gìn suy nghĩTâm sinh thì cảnh sinh. Một người ôm mãi suy nghĩ tiêu cực chẳng khác nào tự xích chân mình trong ngục tối. Muốn đời bình an, trước hết phải biết quản trị tâm mình.7. Chấp nhận sự bất toàn của bản thânKhông ai trên đời hoàn hảo, cũng không ai luôn mạnh mẽ. Chỉ khi dám đối diện với sự yếu đuối, ta mới có thể trưởng thành. Cổ nhân dạy: “Thất bại là mẹ thành công”, không qua gian khổ sao có ngày vinh quang?8. Kiên trì đến cùng, thành quả ắt đếnMọi đau khổ chỉ là thử thách, mọi khó khăn chỉ là bước đệm. Chẳng có đêm đen nào kéo dài mãi, chẳng có gian nan nào không thể vượt qua. Người kiên trì đi đến cuối con đường, phúc đức và vinh quang sẽ chờ đón họ. -
“12 Quy Tắc Sống” của Jordan B. Peterson
Trong một thế giới ngày càng phức tạp và thiếu định hướng rõ ràng, “12 Quy Tắc Sống” của Jordan B. Peterson xuất hiện như một la bàn đáng tin cậy. Là sự kết hợp độc đáo giữa tâm lý học lâm sàng, triết học cổ đại, và khoa học hiện đại, tác phẩm này vượt xa một cuốn sách tự giúp đỡ thông thường. Peterson không đơn thuần đưa ra lời khuyên hời hợt mà cung cấp những nguyên tắc sâu sắc được củng cố bằng trải nghiệm lâm sàng 20 năm và kiến thức đa lĩnh vực.Điều khiến cuốn sách này đặc biệt là cách tiếp cận trực diện với những vấn đề cốt lõi: trách nhiệm cá nhân, ý nghĩa cuộc sống, và cách đối mặt với khổ đau. Thay vì hứa hẹn hạnh phúc tức thì, Peterson thách thức người đọc đối diện với thực tế của cuộc sống và xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa thông qua trách nhiệm và hành động có chủ đích. Đây không phải là con đường dễ dàng, nhưng là con đường dẫn đến sự trưởng thành thực sự và một cuộc sống đáng sống. Hãy chuẩn bị tinh thần để thách thức những giả định của bạn và khám phá những quy tắc có thể biến đổi cách bạn nhìn nhận bản thân và thế giới. -
Interstella x iMax ReRun2025 – it’s when art meets technology
Interstella x iMax ReRun2025 – it’s when art meets technology
Bộ phim ra mắt cách đây khoảng 10 năm, đã trở lại ở định dạng iMax hiện đại nhất của trải nghiệm điện ảnh.
Ngày đó xem phim chủ yếu là kéo torrent, Interstella nằm trong hàng dài các phim bom tấn hoặc must-see mình kéo về. Vẫn còn nhớ ngày đó cứ bật lên xem khoảng 15′ là thấy chán chán, đổi phim hoặc đi làm việc khác. 😀 Đến lần thứ 4-5 gì đó tập trung ngồi xem đến phút 30 thì bị cuốn cho đến giờ, cuốn đến nỗi thỉnh thoảng rảnh lại mở ra xem lại, còn những lúc ngồi làm việc thì theme song của phim bật quài luôn. Cũng kể từ ngày đó mê luôn những gì liên liên quan đến các ngài Christopher Nolan và Hans Zimmer.
Ngày đó (2014) xem Interstella thấy kiểu quá hay thôi, đến bây giờ ra rạp xem lại ở định dạng imax thì nó đúng đỉnh. Chưa kể đến việc sau 10 năm thấy mình tương đồng với ông nhân vật chính phết hehe: có một cậu nhóc và một cô con gái nhỏ đáng yêu, một chiếc bán tải và niềm đam mê với những thứ như thuyết tương đối rộng, alpha centauri, time travel… blah blah…
Phim kết hợp khoa học, triết lý sống, tình cảm, niềm tin và logic dựa trên nền tảng khoa học hiện đại chứ không viễn tưởng, trải nghiệm trên công nghệ âm thanh hình ảnh iMax – đúng là 150 cành giá trị nhất tôi từng chi!Một boy U40 sắp U50 đi vào rạp xem phim một mình rồi sụt sùi khóc, đó chính là tôi của ngày hôm qua. 🥹
P/S: Phim vẫn đang chiếu ở các rạp và vé hết rất sớm. 😉
“do not go gentle into that good night…”
-
tại sao bạn chưa giàu
– Không có mục tiêu rõ ràng
– Sống không có định hướng
– Thiếu khát vọng
– Không có niềm tin vào bản thân
– Đố kị với những người giỏi hơn bạn & vô tình tước đi quyền học hỏi
– Nghĩ ngắn thích ăn xổi kiếm tiền nhanh mà nhàn
– Luôn làm việc 1 mình, cá nhân hoá không có đội nhóm hoặc không có kỹ năng làm việc đội nhóm
– Không có thương hiệu cá nhân, sống tuỳ tiện
– Cả ngày toàn làm những việc không tên, những công việc giá trị thấp
– Những hành động của bạn hàng ngày không tương thích với mục tiêu vì có mục tiêu đâu mà tương thích
– Coi làm giàu chỉ là muốn thôi chứ không phải quyết tâm hay buộc phải trở nên giàu có
– Nghĩ nhiều quá nhưng không làm gì cả
– Không chiến thắng được bản thân, luôn đưa ra lý do trì hoàn
– Ngưỡng chấp nhận thấp kiểu như “thôi thu nhập như thế là tốt lắm rồi”
– Lười đọc sách & phát triển bản thân, họ nghĩ rằng sự nghiệp học tập chỉ dừng lại trong trường lớp
– Dành thời gian sống ảo & đếm like thay vì tập trung hành động
– Chọn sai nghề nghiệp & không phải điểm mạnh of bạn
– Dễ bỏ cuộc & thiếu tính kiên trì. Rất hào hứng với một cơ hội mới nhưng khó khăn là bỏ cuộc bởi họ mang tâm thế kiếm tiền dễ dàng.
– Tiêu xài nhiều hơn số tiền mình kiếm được, không có kỹ năng quản lý tài chính
– Không chịu tu thân, lười biếng
– Có quá nhiều niềm tin tiêu cực về tiền bạc như: “Thà nghèo mà hạnh phúc còn hơn giàu mà bất hạnh”,”Có nhiều tiền chưa chắc đã hạnh phúc”,”Người giàu thường tham lam & ích kỷ”,”Giàu nghèo có số”,”Tiền làm tha hoá con người”,…nhưng thực tế lại không phải vậy.
– Lười suy nghĩ
– Không biết quản trị thời gian. Họ chỉ ước 1 ngày có nhiều giờ hơn chứ không nghĩ cách làm sao để sử dụng thời gian 1 cách hiệu quả
– Không học cách đầu tư, chỉ số đầu tư = 0
– Sống hôm nay không cần biết ngày mai sẽ ra sao
– Luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh & cho người khác để tự an ủi mình, vô tình bạn giao phó cuộc đời của mình cho người khác. Không chịu 100% trách nhiệm với những gì xảy ra trong cuộc đợi của mình
– Thiếu tính chủ động, luôn sống thụ động và trôn chờ người khác & làm việc vừa đủ tròn vai không hơn không kém
– Thiếu tính kỷ luật, sống buông thả để mặc dòng đời tự thả trôi & quá luông chiêug sở thích bản thân, muốn hưởng thụ sớm.
– Biết quá nhiều những thứ không nên biết & những thứ cần biết lại không biết hoặc không hiểu thấu, không ứng dụng những gì mình học vào cs hay cv kinh doanh
– Sức khoẻ yếu không chăm sóc bản thân
– Luôn tiêu cực & kết giao với người tiêu cực
– Thiếu quyết đoán, đứng trước cơ hội luôn nhìn thấy khó khăn thay vì cơ hội
– Chọn sai người bạn đời, đôi khi bạn muốn làm nhưng người bạn đời of bạn cản
– Luôn than trách cv hiện tại của mình nhưng không thay đổi để cv giúp bạn đạt được mục tiêu “Chị làm nhà nước lương thấp lắm, lên cty chẳng biết làm gì” nhưng khi được nghe lời khuyên “Chị hãy thay đổi môi trường & làm cv chị yêu thích” thì họ đưa ta hàng trăm lý do “chị quá già”, “chị có con nhỏ”, “chị không biết làm gì”,”chị không có tiền để khởi nghiệp kinh doanh”,…
– Thiếu quá nhiều kỹ năng mềm & khả năng kết giao. Họ không biết bán hàng đó là 1 trong những kỹ năng quan trọng nhất để trở nên giàu có
– Thiếu tính trung thựcP/s: Bạn có thể liệt kê thêm lý do vì sao bạn chưa giàu nhé, mỗi cá nhân có mỗi hoàn cảnh xuất thân, những mục tiêu quan điểm & giá trị sống riêng, bạn có thể tự liệt kê và thẳng thắng nhìn lại, bắt đầu lên kế hoạch thay đổi để trở nên giàu có hơn, hạnh phúc hơn.
#Adam_Thiên
-
CẢNH GIỚI MỘT TỶ PHÚ
Một tỷ phú có nhiều đặc điểm khác thường về tư duy và phong độ sống. Một trong những đặc điểm đó là, đếch quan tâm thiên hạ đánh giá thế nào về mình. Một đại gia nghìn tỷ luôn giữ phong độ tự tin và miệt mài theo đuổi lý tưởng của mình. Vì sao vậy?
Vì khi anh ta nói tục chửi bậy thì được thiên hạ gọi là có tâm hồn giản dị, hòa đồng. Đại gia ngồi vỉa hè trà đá thì được gọi là lối sống thanh đạm, gần gũi quần chúng. Đại gia chạy bộ sáng thì có hàng nghìn người chạy theo và cho rằng cần phải chạy bộ để thành đạt. Đại gia ăn pizza thì người ta sẽ nghĩ cần phải ăn pizza để thông minh. Chính bởi lẽ đó, đại gia nghìn tỷ rất tư do và hào sảng trong ý nghĩ và không bao giờ phải tìm kiếm sự công nhận của bàn dân thiên hạ. Trái lại, bàn dân thiên hạ luôn chạy theo tỷ phú.
Bạn hãy liên tưởng phong độ này với phong độ của một dân đọc sách, dân nghiên cứu tiếng Anh, dân chơi thể thao đích thực.
Tìm kiếm sự công nhận của thầy, của bạn, của giới phây búc là tâm lý yếu điển hình của dân mới vào nghề học Anh văn. Ban đầu, điều đó chấp nhận được vì tâm lý các bạn còn non yếu. Nhưng về sau, bạn phải lì lợm và dũng mãnh học như chính hơi thở của bạn vậy. Giống như một tỷ phú, bạn làm mà không cần ai quan sát, không cần ai khen và bình phẩm. Đó là cảnh giới cao nhất của dân học Anh văn. Bạn chỉ làm để làm mà thôi.
Just do it!
Đó là cảnh giới của các tỷ phú, cũng là cảnh giới của dân mặc kệ đời.
Chúng ta tu luyện, suy cho cùng, cũng chỉ để rèn thói quen học tiếng Anh tự giác và điên cuồng, không cần biết thiên hạ nghĩ gì.
Muốn đạt cảnh giới này, nhanh thì mất 3 tháng, lâu thì mất 6 tháng rèn tập không ngừng.
Người ta khổ vì không đạt được mong muốn. Và sự thật có tính hài hước: Người ta không mấy khi thất vọng về BẢN THÂN không đạt mơ ước mà đa số buồn vì NGOẠI CẢNH hoặc THA NHÂN không như mong muốn của mình.
Putin không bao giờ buồn vì bản thân. Hắn rất đau khổ vì Ucraina không làm đúng ý hắn.
Thêm ví dụ, một người mẹ (hoặc ông bố) sẽ đau khổ vì con trai (nghiện, lười, láo, thất nghiệp, bất tài…) chứ không mấy khi đau khổ vì bản thân (nghiện, lười, láo, thất nghiệp, bất tài…).
Tham gia vào hội ENGLISH LIGHTS YOUR HOME hình như là một chiến lược rất đúng và hợp thời đại. Học cách đó mới đích xác là học. Tiến bộ nhanh nhất cũng chỉ đến vậy mà thôi. Ở đó, bạn không chỉ biết tiếng Anh mà còn được nhiều hơn thế. Về mặt chiến lược, ELYH chủ trương hướng dẫn học triền miên cả đời trực tuyến kèm theo hội thảo định kỳ, đột xuất với những chủ đề đáp ứng nhu cầu đa dạng và thiết thực của mọi thành viên.
Nếu tu luyện tốt, cha mẹ sẽ LÀM VIỆC mà một bậc cha mẹ CẦN/PHẢI LÀM chứ không ĐAU KHỔ. Ngoại giới (con cái, vợ chồng, thời tiết, chiến tranh, nền kinh tế – chính trị) hoàn toàn nằm ngoài kiểm soát của mỗi cá nhân. Chê trách và đau khổ vì ngoại giới sao bằng dành vài phút phản tỉnh chính mình?
Nếu Putin biết xem lại bản thân và mặc kệ ngoại giới, chiến tranh sẽ không có cơ hội diễn ra.
NÓI THÊM VỀ SỰ BẤT CÔNG
Bất công cũng rất đáng ghét nhưng chỉ đáng ghét khi ta là kẻ yếu. Bất công rất tuyệt vời nếu ta là kẻ mạnh. Ví dụ, ta ăn thịt gà, hột vịt lộn, bào thai nai, tay gấu, óc khỉ thì ta sướng còn con vật thì vô cùng đau khổ. Khi bị bóc lột thì ta luôn thấy khổ đau nhưng ta hoàn toàn thản nhiên khi ta bóc lột người khác.
Cách duy nhất để có công bằng/công lí là thay đổi định nghĩa.
Một tỉ phú có lương tâm sẽ không bao giờ sợ bất công. Họ chiến đấu chống lại bất công để bảo vệ kẻ yếu. Nhưng sợ thì không.