Sự thật là: To-do list đang làm bạn chậm lại.
Bạn không cần làm nhiều việc hơn.
Bạn cần hỏi đúng câu hỏi hơn.
Và phương pháp lập kế hoạch RPM của Tony Robbins chia sẻ trong video cũ này… chính là một cú tát thức tỉnh tôi khỏi cái vòng lặp “bận mà vô nghĩa”.
Tôi từng nghĩ mình là người sống có kế hoạch.
Mỗi sáng, việc đầu tiên là mở điện thoại hoặc sổ tay ra để lên to-do list
Ghi chi tiết từng việc một, chia khung giờ rõ ràng:
✓ 8:30 gọi điện khách hàng
✓ 9:15 check mail
✓ 10:00 họp team
✓ 13:00 viết content
✓ 15:00 post bài
✓ 16:30 follow task cũ
✓ 18:00 feedback design…
Bạn thấy quen không? Hihi
Tôi tin là 90% người đi làm bây giờ đều đang sống như vậy – và cứ nghĩ mình đang sống hiệu quả.
Cho đến một ngày…
Tôi gặp vấn đề quen thuộc:
– Tôi làm việc gần như không nghỉ
– Luôn cảm thấy “việc chưa xong”, dù làm cả ngày
– Tối nằm xuống, lướt lại to-do list, thấy cũng check được nhiều đấy…
…nhưng lại chẳng có cái nào tạo ra kết quả rõ ràng cả.
Cảm giác nó rất kỳ…
Giống như bạn chạy rất nhiều vòng trong sân vận động
Mồ hôi đổ như mưa, mệt phờ người
Nhưng rồi có người hỏi: “Ủa, bạn đang chạy tới đâu vậy?”
Mình… không trả lời được.
Tôi bắt đầu thấy có gì đó không ổn.
Nếu mình chăm chỉ mà không ra kết quả, thì có khi nào… mình đang chăm chỉ sai cách?
Và tôi bắt đầu đi tìm câu trả lời.
Trùm cuối xuất hiện: Tony Robbins và RPM
Tôi không định xem video đó đâu, tình cờ thôi
Nhưng xem xong thì tôi biết… mình không thể quay về cách cũ nữa rồi.
Tony Robbins nói một câu mà làm tôi cứng họng luôn:
“Most people mistake movement for achievement.”
→ “Đa số người nhầm lẫn giữa sự chuyển động… với thành tựu thật sự.”
Tôi đọc tới đây mà muốn rớt cái bịch thiệt sự.
Nó đúng quá mà…
Tôi đang chuyển động liên tục
Nhưng thành tựu thì… không bao nhiêu.
Tony chia sẻ về RPM – Rapid Planning Method
và tôi nói thật luôn là:
Đây là cái công thức tôi ước mình biết từ 5 năm trước.
RPM không phải là viết ra 100 đầu việc
Mà là tư duy ngược lại: bắt đầu từ kết quả muốn đạt → rồi mới chọn hành động.
3 CÂU HỎI VÀNG CỦA RPM
Tony dạy một công thức nghe tưởng đơn giản, nhưng thay đổi toàn bộ cách tôi sống và làm việc:
What’s my RESULT?
→ Tôi thật sự muốn kết quả gì từ việc này?
What’s my PURPOSE?
→ Tại sao điều đó lại quan trọng với tôi?
What’s my MASSIVE ACTION?
→ Tôi sẽ làm gì thật mạnh để đạt được điều đó nhanh nhất?
Lúc đầu nghe tưởng lý thuyết thôi…
Nhưng tôi áp dụng liền.
Và chuyện hay bắt đầu xảy ra.
Một ví dụ nhỏ – nhưng là bước ngoặt lớn:
Trước đây tôi từng hay ghi trong to-do list:
– Gọi cho khách A
– Gửi báo giá
– Follow khách cũ
Sau khi áp dụng RPM, tôi viết lại thế này:
✅ Result: Ký hợp đồng 30tr với khách A tuần này
✅ Purpose: Vì đây là mối đầu tiên mở màn tháng mới, có thể tạo đà tâm lý rất mạnh
✅ Massive Action:
– Gọi A để hiểu rõ lý do còn lưỡng lự
– Soạn lại báo giá với ưu đãi nhỏ
– Đề xuất phương án cam kết kết quả
Bạn thấy gì khác không?
Không còn mơ hồ kiểu “gọi cho A” nữa
Mà là làm việc để đạt kết quả rõ ràng
Mỗi việc tôi làm bây giờ không còn “làm cho có” nữa… mà có lý do, có mục tiêu, có sức mạnh phía sau.
3 NGÀY SAU: TÔI ĐÓNG DEAL
Và đây không phải do may mắn.
Mà vì não tôi bây giờ lock vào kết quả, giống như tên lửa hiện đại
Nếu lệch mục tiêu, nó tự chỉnh lại
Nó không “bay đại” như hồi xưa nữa.
Bạn biết gì xảy ra tiếp theo không?
Tôi bắt đầu áp dụng RPM cho mọi thứ:
– Trước mỗi cuộc họp: “Cuộc họp này cần ra kết quả gì rõ ràng?”
– Trước mỗi buổi làm việc: “Hôm nay tôi muốn đạt 3 kết quả gì?”
– Trước mỗi tin nhắn quan trọng: “Tôi muốn người nhận cảm thấy điều gì?”
Cứ vậy… tôi từ từ loại bỏ hết những việc không cần thiết
Tôi làm ít hơn, nhưng mạnh hơn
Tôi không còn “bị bận” mà tôi chủ động bận vì những điều đáng bận.
Tôi nhận ra 3 sai lầm trước đây khiến tôi làm hoài mà không ra gì:
Lên kế hoạch theo hành động, không phải theo kết quả
→ Ghi “gửi mail” thì não chỉ cần gửi xong là xong
→ Nhưng ghi “giải quyết hiểu nhầm với team” thì cách viết mail sẽ khác hẳn
Làm để cảm thấy mình đang làm, chứ không nghĩ đến thành tựu
→ Làm để gạch ✅
→ Không phải để tiến gần mục tiêu nào cả
Không rõ mục tiêu, nên hành động cứ mờ mờ ảo ảo
→ Và cái gì không rõ ràng thì sẽ bị lười, bị trễ, bị quên ngay
Bài học đắt giá từ Tony Robbins:
“Clarity is Power.”
→ “Càng rõ ràng, càng có sức mạnh.”
Nói thật chứ… tôi làm content 8 năm, đi coaching, chạy dự án này kia
Nhưng cái khiến tôi quay về mạnh nhất
Chính là sự rõ ràng: tôi muốn gì?
Không phải muốn “viết bài hay”
Mà là bài này phải giúp người đọc tin tưởng tôi đủ để nhắn tin hỏi tiếp
Không phải muốn “làm việc chăm chỉ”
Mà là kết quả nào tôi muốn có cuối ngày?
Tôi không nói RPM sẽ biến bạn thành siêu nhân
Lúc đầu… nó sẽ làm bạn thấy chậm hơn
Vì bạn phải nghĩ sâu hơn, rõ hơn
Bạn không thể viết đại kiểu “họp team” hay “feedback task” nữa
Bạn phải hỏi: “Cuộc họp này cần giải quyết chuyện gì?”
“Feedback này giúp team thấy rõ điều gì cần cải thiện?”
Nó mệt não hơn chút…
Nhưng bạn làm xong rồi mới thấy: Trời ơi sao hồi xưa mình phí thời gian quá vậy!
Sau 3 tuần dùng RPM:
Tôi rút ra checklist này cho bản thân mỗi sáng – chia bạn luôn:
🟢 Hôm nay tôi muốn 3 kết quả nào xảy ra?
🟢 Vì sao mỗi kết quả này lại quan trọng?
🟢 3 hành động lớn nào giúp tôi đạt mỗi kết quả nhanh nhất?
Chỉ cần 15 phút mỗi sáng…
Nhưng làm đều 7 ngày → bạn sẽ thấy não bạn “khóa mục tiêu” liên tục
Và bạn sẽ không còn bị “cuốn đi” bởi tin nhắn, mail, drama công việc nữa
Bạn làm chủ hướng đi của bạn – thay vì chạy vòng vòng trong mê cung checklist.
Tổng kết lại – vì tôi biết bạn sắp quên ngay khi lướt qua:
To-do list chỉ là công cụ – đừng để nó trở thành chủ
Kết quả mới là thứ đáng theo đuổi – không phải hành động
RPM = Result – Purpose – Massive Action
Viết kế hoạch mỗi ngày bằng 3 câu hỏi vàng
Không cần làm nhiều hơn – chỉ cần làm rõ ràng hơn
Giữ bài này lại, có lúc bạn sẽ cần nó sớm thôi.
Muốn tôi chia bản template RPM mà tôi dùng mỗi sáng?
Gõ chữ YES ở dưới – tôi gửi liền.
Thấy đúng, thấy chạm?
Chia cho người cần.
Biết đâu… bạn vừa cứu ai đó khỏi 10 năm “bận vô nghĩa” như tôi ngày xưa.
Leave a Reply