Category: notepad

  • “mental models”(mô hình tư duy)

    “mental models”(mô hình tư duy)

    Bốn năm trước, mình tình cờ biết đến khái niệm “mental models”(mô hình tư duy) thông qua một bài viết trên Farnam Street. Từ đó, mình đã dành thời gian để học hỏi thêm về những mô hình tư duy hiệu quả có thể hỗ trợ bản thân trong hành trình phát triển bản thân và sự nghiệp.

    Và sau đây là năm mô hình tư duy đã giúp mình phá vỡ những lối mòn trong suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề sáng suốt hơn, đưa ra quyết định phù hợp hơn đồng thời góp phần phát triển sự nghiệp và bản thân.

    1️⃣The Regret Minimization Framework

    Trước khi bắt đầu và phát triển Amazon trở thành một đế chế vững mạnh như ngày này, Jeff Bezos cũng đã có lúc phải đối mặt với những quyết định khó khăn. Và có lẽ một trong những quyết định khó khăn và cũng là quan trọng nhất trong cuộc đời ông đó là có nên nghỉ việc ở công ty hiện tại để tham gia vào thị trường Internet vào những năm 90 hay không?

    Để đưa ra được quyết định trong tình huống này, Jeff Bezos đã sử dụng một mô hình tư duy mà ông đặt tên là “The Regret Minimization Framework” (hiểu nôm na là quy tắc giảm thiểu sự hối tiếc). Cách thức áp dụng mô hình này khá đơn giản khi nó hoạt động dựa trên duy nhất một câu hỏi: “Liệu 80 năm nữa bạn có hối hận vì đã không làm việc này hay không?” Sau đó, hành động dựa trên câu trả lời bạn đưa ra, với có là “ngay lập tức hành động” và không có nghĩa là “tự tin loại bỏ ra khỏi danh sách của bạn”.

    Điều mình thích nhất ở nguyên tắc này chính là việc cho bản thân suy nghĩ về tương lai thay vì chỉ giới hạn với những gì ở hiện tại. Những gì ở tương lai là bất định, không chắc chắn nhưng đồng thời cũng mở ra hàng ngàn lựa chọn mà ở đó bạn biến điều không thể thành có thể.

    Mỗi chúng ta khi đến với Trái Đất này chỉ có khoảng 100 năm để sống, tại sao không cho bản thân một chút mơ mộng để khuyến khích chính mình vượt qua khỏi vùng an toàn và làm những điều có ý nghĩa cho cuộc sống hữu hạn này, phải không?

    2️⃣The Iceberg

    Những gì bạn nhìn thấy chỉ là phần nổi của tảng băng.

    Để hiểu một vấn đề một cách kỹ lưỡng bạn cần đào sâu hơn và xem xét cẩn thận hơn thay vì đưa ra kết luận chỉ dựa vào 10% những gì bạn thấy.

    Bạn có thể nhìn thấy ai đó trên mạng xã hội bất ngờ trở nên thành công chỉ sau một đêm. Nhưng đừng vội kết luận. Bởi thành công của họ có thể chỉ là 10% những gì bạn có thể thấy. 90% khác là cả quá trình có thể đã kéo dài cả thập kỷ mà họ thực sự vượt qua khó khăn thử thách để hành động và chiến đấu cho ước mơ của mình.

    Phần nổi của tảng băng là thứ ai cũng nhìn thấy và đôi khi không thể mang lại cho bạn những bài học ý nghĩa, có thể thay đổi cục diện. Những điều chưa tiết lộ trong 90% còn lại chính là đá quý, giúp chúng ta hiểu hơn về một vấn đề và học hỏi từ đó.

    Hãy tập thói quen đào sâu hơn, đặt câu hỏi nhiều hơn và tìm hiểu phần chìm của tảng băng. Chỉ khi đó, bạn mới có thể rút ra những bài học thực sự có giá trị để áp dụng cho chính hành trình của mình.

    3️⃣ The Red Queen Effect

    Trong Through the Looking Glass, phần tiếp theo của Alice’s Adventures in Wonderland , Alice không hiểu tại sao mình đã chạy rất nhanh mà vẫn đứng yên tại chỗ. Nhân vật The Red Queen đã trả lời cô rằng: “Ở đây, bạn thấy đấy, bạn phải chạy thật nhanh chỉ để đứng yên vị trí.”

    Câu nói ngắn gọn này ẩn chứa một sự thật sâu sắc về thời đại chúng ta đang sống. Trong khi bạn nỗ lực tiến lên, thế giới xung quanh cũng không ngừng chuyển động với tốc độ chóng mặt. Dù bạn đang dồn hết sức lực để chạy, đôi khi bạn vẫn cảm thấy mình đứng nguyên tại chỗ – một nghịch lý không phải ai cũng có thể nhanh chóng thích nghi.

    Nhìn vào thực tế cuộc sống, không khó để bạn nhận ra sự thay đổi diễn ra theo cấp số nhân. Kiến thức mới, công nghệ mới, xu hướng mới liên tục xuất hiện, khiến những gì bạn biết hôm nay có thể đã lỗi thời vào ngày mai. Nếu không liên tục cập nhật kỹ năng, không ngừng đổi mới bản thân, bạn sẽ không chỉ bị người khác vượt qua mà còn có nguy cơ trở nên lỗi thời, thậm chí bị thay thế hoàn toàn.

    Chính vì vậy, việc không ngừng học hỏi và phát triển không còn là lựa chọn mà đã trở thành điều kiện sống còn. Đó là phương châm sống mà chúng ta phải khắc ghi trong thế kỷ này: học tập liên tục để ít nhất có thể “đứng yên” trước dòng chảy thời đại, và để tiến xa hơn nữa trên bước đường tương lai.

    4️⃣ The 5-Second Rule

    Nếu hôm nay bạn có một nhiệm vụ cần hoàn thành nhưng lại đang có suy nghĩ trì hoãn, tìm cách né tránh hành động, quy tắc 5 giây của Mel Robins – tác giả cuốn sách “The Five Second Rules” sẽ giúp bạn vượt qua thử thách này để hoàn thành mục tiêu.

    Mỗi khi bạn nhận thấy bản thân đang tìm cách trì hoãn, hãy đếm:

    5.

    4.

    3.

    2.

    1.

    Và không để tâm trí kịp suy nghĩ gì thêm, ngay lập tức làm điều bạn cần làm.

    Hiệu ứng Zeigarnik đã chứng minh bộ não ghét cay ghét đắng những việc dang dở. Một khi đã bắt đầu, bạn sẽ có xu hướng hoàn thành mục tiêu của mình. Đó là lý do vì sao giây phút khó khăn nhất luôn là bắt đầu.

    Đếm ngược 5 giây không chỉ phá vỡ vòng lặp suy nghĩ tiêu cực mà còn kích hoạt vùng não trước trán — nơi kiểm soát sự chú ý và điều hành hành động có chủ đích.

    Ngay bây giờ, hãy nhìn vào một việc bạn đang trì hoãn. Đếm ngược: 5… 4… 3… 2… 1… và bắt đầu ngay lập tức. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình tiếp tục trong bao lâu sau đó.

    Đôi khi, điều duy nhất ngăn cách bạn với những thành tựu lớn lao chỉ là năm giây ngắn ngủi để vượt qua do dự ban đầu.

    5️⃣ Inversion Thinking

    Chúng ta thường hỏi làm thế nào để thành công nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi phải làm sao để thất bại?

    Nghĩ ngược lại để đạt được điều mình muốn chính là cách thức mô hình tư duy này hoạt động. Cách thức này hiệu quả vì cho bạn những góc nhìn mới mà nếu nghĩ theo những cách thông thường có thể bạn sẽ không nhìn thấy.

    Đặc biệt hỏi làm sao để thất bại, bạn sẽ nhìn ra được chính xã những vật cản trên hành trình của mình, chuẩn bị tâm lý cho nó và tìm cách để có thể giải quyết những vấn đề này trước khi chúng xảy ra.

    Ví dụ: Một nhân viên văn phòng muốn sử dụng blog để phát triển sự nghiệp riêng có thể tự hỏi: “Làm thế nào để blog của tôi thất bại hoàn toàn?”

    Câu trả lời có thể bao gồm:

    – Cập nhật không đều đặn, thỉnh thoảng mới đăng bài
    – Nội dung sơ sài, thiếu chiều sâu
    – Thiếu tính ứng dụng thực tế trong các bài viết
    – Không tối ưu hóa blog cho các công cụ tìm kiếm
    – Bỏ qua việc chia sẻ bài viết trên các nền tảng mạng xã hội
    – Thiết kế blog khó sử dụng, rối mắt

    Như vậy để blog thực sự phát triển và tạo ra cơ hội nghề nghiệp, bạn có thể sẽ phải:

    – Xây dựng lịch đăng bài đều đặn, tạo thói quen cho độc giả
    – Đầu tư nghiên cứu kỹ để tạo nội dung sâu sắc, có giá trị
    – Phát triển góc nhìn độc đáo, mang dấu ấn cá nhân
    – Học cơ bản về SEO để bài viết tiếp cận được nhiều người hơn
    – Quảng bá nội dung trên các nền tảng mạng xã hội phù hợp
    – Thiết kế blog chuyên nghiệp, dễ đọc và dễ điều hướng

    Bạn có thể thấy, phương pháp tư duy này tuy đơn giản nhưng có thể mang lại kết quả đáng ngạc nhiên. Nó không chỉ giúp bạn nhìn thấy rõ mọi trở ngại tiềm ẩn mà còn trao cho bạn một sự tự tin đặc biệt – sự tự tin đến từ việc đã “nhìn thấy” và “chuẩn bị” cho những thử thách trước khi chúng xảy ra.

    Trong 5 mô hình mình liệt kê phía trên, bạn ấn tượng với mô hình nào nhất?

    Và bạn sẽ áp dụng nó vào thực tế cuộc sống của mình chứ?

    Comment “Yes” nếu bạn đồng ý nha!

    Quỳnh Đỗ – The Introvert Writer.
    Write to grow, then inspire! See less

  • KHÔNG AI TUYỆT VỜI NHƯ HỌ TỎ RA CẢ

    Có nhiều hiện tượng trong xã hội loài người thực sự không dễ gọi thành tên. Nhưng để đồng hành cùng con, để con vượt qua được những chuyển biến tâm lý, khi con hiểu mình hơn và có những suy nghĩ sâu sắc hơn về những gì đang diễn ra trong nội tâm của mình, có một người cha đã ‘phơi bày” một sự thật rằng:
    – Không ai tuyệt vời như họ tỏ ra cả.
    Anh Rob England viết cho con trai, Jack.
    —————–
    Mọi người đều giả vờ, không chỉ riêng con. Một ngày nào đó con sẽ thấy con như là một kẻ giả tạo. Con sẽ cảm thấy rằng nếu mọi người biết con thực sự họ sẽ bị sốc, hoặc họ sẽ rất thích con hoặc bất cứ điều gì …
    Con trai, mọi người đều giả vờ. Hoặc nói một cách khác họ đang trình diện mặt nạ cho thế giới. Mọi người xây dựng nhân cách họ muốn thế giới bên ngoài nhìn thấy. Và trong đó có nhiều mặt nạ hơn dành cho những người mà họ cho phép gần gũi. Bên trong những chiếc mặt nạ chỉ một mình họ nhìn thấy, bởi hầu hết mọi người thậm chí không thường xuyên đối mặt với chính con người thật của họ.
    Có một cách tốt nhất để khám phá điều này ở mức độ bản chất là tham gia một số khóa đào tạo về mặt nạ. Đi đến các lớp kịch nghiệp dư (con sẽ nhận được lời khuyên từ cha trong một số ngữ cảnh) và xem hiệu ứng đáng ngại mà mặt nạ đơn giản có thể mang lại cho con và cho sự tương tác của con với người khác.
    Đáng buồn thay, các lớp mặt nạ vỡ vụn theo thời gian trong một mối quan hệ và mọi người có thể thấy các phiên bản thực sự bên trong của nhau. Nó hiếm khi đẹp, hay ho hoặc cao quý như hình ảnh ban đầu họ có. Cũng như bây giờ con sẽ hiểu cha và mẹ con hơn là con từng thích. Cha hy vọng những gì con thấy không quá thất vọng, nhưng nó không bao giờ tốt như mặt nạ bên ngoài được đánh bóng.
    Đi thẳng vào vấn đề hơn, khi con còn là một thiếu niên, cha muốn con hiểu rằng không ai tuyệt vời như họ có vẻ thế. Ngay cả những nhân vật đĩnh đạc, điềm tĩnh, tự tin, dễ thương nhất ở trường bên trong cũng lạc lối, bối rối và chấp chới như con. Chỉ là một số người giả tạo tốt hơn so với những người khác.
    Thỉnh thoảng con nhìn thoáng qua bên trong một người mà con nghĩ là siêu ngầu. Con nhìn thoáng qua mặt họ khi họ nghĩ họ đang một mình; họ đang say mèm, họ đang đối phó với sự tổn thương tình cảm, con cùng họ đốt ngọn lửa trại vào một đêm nào đó, hoặc con trở thành người yêu và họ bày tỏ gan ruột với con. Bỗng nhiên con sẽ thấy tất cả họ đều lạc lối và bối rối như con. Họ đã giả tạo trên suốt con đường họ đi.
    Hiểu biết này, một khi con tin vào nó, sẽ không làm cho con trở nên tốt hơn trong việc giả vờ cool nhưng nó sẽ khiến con cảm thấy tốt hơn một chút để nói với chính mình khi một thằng nhóc nào đó cool hơn con.
    ———–
    Hãy nói với đứa con tuổi teen đang bối rối của bạn rằng, có nhiều người con gặp, đôi khi nhìn vậy mà không phải vậy. Những người tỏ ra mạnh mẽ nhất có khi là người yếu đuối nhất. Những kẻ hung hăng bắt nạt con ở ngoài kia có thể đang muốn che giấu con người yếu đuối sợ bị bắt nạt của mình.
    Hãy tự tin khi con là con và đeo lên mặt mình càng ít mặt nạ càng tốt.
    Trích: Con mình chẳng lẽ lại vứt?
    Ps. Tôi nhận ra rằng càng sống thật với chính mình, càng gỡ bỏ được các lớp mặt nạ bạn càng có thể sống trọn vẹn và an nhiên hơn. Các mình hãy thử xem.

  • 5 nền tảng tư duy đặc biệt của “Vũ trụ Elon”

    5 nền tảng tư duy đặc biệt của “Vũ trụ Elon”

    Sáu công ty tỷ đô, 11 đứa con, hơn 219 triệu người theo dõi trên X
    Câu chuyện bắt đầu từ năm 2015, khi Elon Musk trực tiếp liên hệ với Tim Urban, nhà văn nổi tiếng với khả năng “giải mã” những chủ đề phức tạp: “Tôi muốn anh hiểu cách tôi suy nghĩ và chia sẻ nó với thế giới,” Musk nói với Urban.
    Sau 6 tháng và hàng nghìn giờ nghiên cứu, Urban đã khám phá ra 5 nền tảng tư duy đặc biệt của “Vũ trụ Elon”:
    Bạn có biết điều gì khiến Elon Musk trở thành thiên tài đặc biệt đến vậy?

    1. Tư duy Nguyên Bản, first principles thinking

    Khi cả thế giới nói pin xe điện quá đắt để sản xuất hàng loạt, Elon không chấp nhận điều đó.
    Ông phân tích từ gốc rễ: “Pin được làm từ nguyên liệu gì? Bao nhiêu phần trăm chi phí đến từ nguyên liệu thô? Bao nhiêu từ quy trình sản xuất?”
    Kết quả? Tesla đã giảm giá thành pin hơn 70%.
    Trong một cuộc họp quan trọng về pin Tesla, một kỹ sư báo cáo rằng một linh kiện cụ thể có giá 5 đô la mỗi chiếc và không thể giảm thêm.
    Musk hỏi: “Linh kiện đó được làm từ vật liệu gì? Các nguyên tố cấu thành nó là gì?”
    Sau khi phân tích, họ nhận ra giá nguyên liệu thô chỉ là 0.80 đô la. Cuối cùng, Tesla thiết kế lại quy trình sản xuất và giảm chi phí xuống còn 1.2 đô la mỗi linh kiện.

    2. Mơ lớn

    “Khi điều gì đó đủ quan trọng, bạn hãy thực hiện ngay cả khi xác suất thành công không cao.”
    Trong khi nhiều CEO chỉ tập trung vào tăng trưởng 5-10% mỗi năm, Elon đặt mục tiêu cải thiện 500-1000%. Trong 5 năm qua, ông đã đẩy nhanh công nghệ xe điện lên 5 năm, phóng hơn 400 tên lửa vào không gian và tăng sức mạnh AI lên 500%.
    Năm 2006, Musk công bố “Kế hoạch tổng thể bí mật” của Tesla:
    – Xây dựng một chiếc xe thể thao đắt tiền
    – Dùng tiền đó để xây dựng một chiếc xe hơi phổ thông hơn
    – Dùng tiền đó để xây dựng một chiếc xe thậm chí còn phổ thông hơn nữa.
    Các chuyên gia ngành ô tô chê cười kế hoạch này, nhưng đến năm 2023, Tesla đã trở thành hãng xe giá trị nhất thế giới với hơn 3 triệu xe đã bán ra.
    “Tôi muốn chết trên Sao Hỏa. Không phải khi đâm vào nó,” Musk từng nói.
    Khi ông thông báo kế hoạch đưa con người lên Sao Hỏa vào năm 2024, nhiều chuyên gia gọi đó là “phi thực tế”.
    Ông trả lời: “Nếu chúng ta đặt mục tiêu năm 2024 và đạt được vào năm 2028, điều đó vẫn nhanh hơn nhiều so với việc đặt mục tiêu 2035 và có thể không bao giờ đến được đó.”
    SpaceX đã phát triển tên lửa Starship, phương tiện tái sử dụng mạnh nhất từng được chế tạo, làm nền tảng cho sứ mệnh này.

    3. Xây dựng văn hóa dựa trên sứ mệnh

    “Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và nghĩ tương lai sẽ tốt đẹp hơn, đó là một ngày tươi sáng. Nếu không, thì không phải vậy.”
    “Tôi không làm việc vì tiền,” Elon nói với Urban, “Tôi làm việc vì tôi tin rằng những gì chúng tôi đang làm có thể thay đổi tương lai của nhân loại.”
    Vào những ngày đầu của SpaceX, công ty liên tiếp trải qua ba lần phóng tên lửa thất bại, tiêu tốn hàng trăm triệu đô la. Musk chỉ còn đủ tiền cho một lần phóng nữa.
    Thay vì từ bỏ, ông triệu tập toàn bộ nhân viên và nói: “Chúng ta đang nỗ lực cho điều gì đó lớn lao hơn cả bản thân mình – giúp nhân loại trở thành một loài đa hành tinh. Nếu chúng ta từ bỏ bây giờ, tương lai đó có thể không bao giờ trở thành hiện thực.”
    Lần phóng thứ tư thành công, và SpaceX giành được hợp đồng 1.6 tỷ đô la với NASA.
    Một kỹ sư Tesla kể lại rằng trong giai đoạn “địa ngục sản xuất” Model 3, Musk thường ngủ trên sàn nhà máy.
    Khi được hỏi tại sao không thuê khách sạn, ông trả lời: “Nếu đội ngũ của tôi đang làm việc 24/7 để đạt mục tiêu, tôi không thể ngồi trong một biệt thự sang trọng. Tôi phải chia sẻ nỗi đau của họ.”
    Điều này đã khích lệ toàn bộ đội ngũ vượt qua giai đoạn khó khăn.

    4. Ám ảnh với hệ thống

    “Tôi nhìn vào công nghệ như một tiến hóa theo nghĩa Darwinian. Các công nghệ sẽ sống sót nếu chúng hữu ích trong việc thúc đẩy văn minh và tăng chất lượng cuộc sống.”
    Elon tin rằng mọi thứ đều là hệ thống có thể tối ưu hóa. “Một hệ thống được cải thiện 1% mỗi ngày sẽ tốt hơn 37 lần sau một năm,” ông giải thích.
    Khi đối mặt với vấn đề sản xuất chậm trễ tại Tesla, Musk đã loại bỏ dây chuyền lắp ráp tự động quá phức tạp và thay bằng một hệ thống đơn giản hơn kết hợp người và máy. Ông giải thích: “Con người bị đánh giá thấp. Chúng ta đánh giá quá cao tự động hóa.” Sau thay đổi này, tốc độ sản xuất tăng 50% và chi phí giảm 30%.
    Tại SpaceX, Musk yêu cầu mọi quy trình đều phải có “vòng phản hồi 24 giờ”. Khi đội ngũ kỹ sư thiết kế một van mới cho động cơ Raptor, họ phải sản xuất, kiểm tra và đánh giá trong vòng một ngày. Nếu thất bại, họ thiết kế lại. Nếu thành công, họ tối ưu hóa thêm. Phương pháp này đã rút ngắn thời gian phát triển động cơ từ 4 năm xuống còn 2 năm.
    5. Coi cuộc đời như con game
    “Đừng bận tâm đến những gì người khác nghĩ. Hầu hết họ không dám mơ lớn vì sợ thất bại,” Elon chia sẻ.
    Giống như trong game, ông chấp nhận rủi ro và học hỏi từ mỗi thất bại.
    Sau khi SpaceX và Tesla đều gần phá sản vào năm 2008, Musk đã đầu tư toàn bộ tài sản còn lại vào cả hai công ty. Khi được hỏi về quyết định liều lĩnh này, ông nói: “Nếu bạn nhìn cuộc sống như một trò chơi nơi bạn có thể khởi động lại, bạn sẽ sẵn sàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Tệ nhất là tôi sẽ khởi nghiệp lại từ đầu – điều mà tôi đã làm nhiều lần.”
    Khi phóng tên lửa Starship đầu tiên kết thúc trong một vụ nổ, nhiều người coi đó là thất bại lớn. Musk lên tweet ngay sau đó: “Nếu bạn thấy vụ nổ, điều đó nghĩa là chúng tôi thu thập được rất nhiều dữ liệu quý giá. Đây là thành công lớn!”
    Tại cuộc họp toàn công ty sau đó, ông đã mở champagne ăn mừng và giải thích: “Trong trò chơi, bạn thất bại và học hỏi. Không một ai hoàn thành trò chơi mà không chết vài lần.”

    Thành công vượt trội không đến từ IQ hay vận may, mà từ cách chúng ta tư duy và hành động.
    Những nguyên tắc này đã giúp mình chuyển đổi hoàn toàn cách tiếp cận công việc và cuộc sống.
    Hay như Elon Musk nhấn mạnh: “Điều quan trọng là phải có một tương lai hấp dẫn, một tương lai đáng mong đợi. Cuộc sống không thể chỉ là giải quyết một vấn đề này đến vấn đề khác. Cần phải có những điều để mong đợi.”

  • Tự Tin Thầm Lặng: Cách Bạn Thu Hút Mọi Thành Tựu Mà Không Cần Khoe Mẽ

    Tự Tin Thầm Lặng: Cách Bạn Thu Hút Mọi Thành Tựu Mà Không Cần Khoe Mẽ
    Khi nhắc đến “tự tin”, có đến 90% mọi người sẽ nghĩ rằng:
    – Phải nói thật nhiều, thể hiện thật mạnh mẽ để gây ấn tượng.
    – Phải có ngoại hình thu hút, ăn mặc đẹp, đi đứng uy quyền.
    – Phải có thành công rõ ràng, phải khoe tiền, khoe mối quan hệ.
    – Phải luôn năng nổ, giao tiếp tốt, xuất hiện trước đám đông hay trên video mà không vấp câu nào.
    Nhưng sự thật là…
    Những người thực sự thu hút & có sức ảnh hưởng lớn nhất, thường không phải là những người ồn ào nhất.
    Chính mình cũng từng nghĩ rằng tự tin là phải thể hiện! Hô hào các thứ!
    Mình cố gắng ăn nói tốt hơn, cố gắng gây chú ý nhiều hơn… nhưng vẫn cảm thấy thiếu một thứ gì đó.
    Đôi lúc còn cảm thấy áp lực vì phải duy trì vị thế của bản thân trong mắt người khác.
    Mình cảm thấy bất an, và không thực sự thoải mái với chính mình.
    Cho đến khi mình nghiêm túc học tập về Identity Shifting (chuyển dịch nhân dạng)
    Mình nhận ra:
    – Tự tin thực sự không nằm ở những gì thể hiện ra bên ngoài, mà nằm ở trạng thái nội tâm bên trong.
    – Người càng có nhân dạng mạnh mẽ, càng ít cần phải chứng minh bản thân.
    – Tâm trí, cơ thể, vẻ ngoài bản chất là không có thật (vô ngã). Đấy là một dạng “tiềm năng thuần tuý” nên chính mình có thể quyết định mình là ai! Không cần đi tìm, không cần hỏi người khác đánh giá ra sao về mình!
    Và khi mình cài đặt lại các hệ thống nhận thức sâu về nhân dạng.
    Mình thu hút những điều mình muốn.
    Mình thể hiện bản thân theo cách riêng biệt, không bị kẹt trong “hội chứng kẻ mạo danh”.
    Tất nhiên, điều này giúp mình gây dựng sức ảnh hưởng nhất định, để rồi công việc kinh doanh cũng theo đà đi lên.
    Đúng là “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.
    So…trong bài viết này, mình lại tiếp tục chia sẻ cho anh chị 3 chìa khoá mà mình học được.
    ——
    Hệ thống 3 chìa khóa để có sự tự tin thầm lặng, nhưng đầy sức hút
    1/ “Cân bằng nội tại” – Khi cảm thấy đủ, sẽ không cần chứng minh
    Từ nhỏ, mình được dạy rằng: “Phải chứng minh bản thân, phải có được sự công nhận thì mới gọi là thành công”.
    Hmm…
    Chính nhận thức này đã khiến mình luôn đặt câu hỏi:
    – “Anh chị đó đánh giá sao về mình?”
    – “Mấy người trên mạng đang nghĩ gì về mình?”
    – “Nói sao cho vừa lòng mọi người đây”
    Dần đà, sự tự tin vốn có đã không còn nữa. Vì giờ đây, “tự tin” không còn là thứ mình quyết định nữa, mà nó dựa vào lời nói, hay sự công nhận của người khác.
    Nhưng… :))
    Sự thật là:
    Mọi căn nguyên đều đến từ “cảm giác bên trong”
    Người càng cảm thấy thiếu, họ càng cố chứng minh.
    Người càng cảm thấy đủ, họ càng tự nhiên tỏa sáng.
    Phát hiện lớn nhất của mình là nếu càng mưu cầu sự công nhận của người khác thì chúng ta luôn cảm thấy thiếu thốn.
    Vì rất ít người thật sự hài lòng với thế giới này, nên không việc gì họ lại hài lòng với anh chị cả.
    Thay vào đó, hãy tập trung vào bản thân, hãy soi xét lại rằng “anh chị thật sự muốn điều gì”.
    Loại bỏ hết những thước đo.
    Hãy tự quyết định thước đo.
    Ngay khi như vậy, sự tự tin sẽ đến như một phần của “mã di truyền”
    Nó đã có sẵn ở đó, không cần tìm cách đâu ^^
    Mật quyết của mình:
    – Đặt câu hỏi: “Nếu tôi không cần chứng minh gì với ai, tôi sẽ sống như thế nào?”
    – Thực hành thiền quan sát bản thân, nhận diện những lúc anh chị đang tìm kiếm sự công nhận từ bên ngoài.
    – Tái lập lại tư duy: Anh chị không cần ai công nhận để có giá trị. Giá trị của anh chị vốn đã có sẵn, anh chị có thể tự quyết định điều đó.
    —–
    2/ “Hành động như phiên bản tương lai” – Nhưng chú tâm vào hiện tại và loại bỏ những ý niệm về quá khứ.
    Mình có để ý những người đạt được thành tựu trong cuộc sống (ngay từ lúc họ chưa có gì)
    Các anh chị đó thường có một mẫu số chung:
    “Quyết định bản thân là ai ngay từ những ngày đầu tiên”
    Nên nhớ từ khoá này: “Quyết định”
    Là “quyết định” chứ không phải “tìm ra”, hay “biết”.
    Thế giới này bản chất là năng lượng. Và năng lượng thì có tính tuỳ biến. Hiểu đơn giản thì mọi sự đều là ở dạng tiềm năng.
    Vậy nếu ở dạng tiềm năng thì chúng ta có thể quyết định được.
    Mình muốn có sự tự do, muốn xây dựng một công việc kinh doanh thật sự ý nghĩa.
    Vậy thì mình hành động như chính phiên bản trong tương lai đã có được điều đó.
    Mình hành động với tâm thế xứng đáng, chứ không phải tâm thế cố gắng hoặc sợ hãi cuộc sống quá khứ.
    Bí mật mà ít người nói cho anh chị biết chính là: Mọi thành tựu là sự tương thích, chứ không phải sự cố gắng trốn chạy khỏi những trải nghiệm đã từng diễn ra ở quá khứ.
    Đừng mưu cầu tiền bạc vì nỗi sợ không có tiền sẽ thế này thế kia.
    Đừng mưu cầu sức ảnh hưởng hay thương hiệu cá nhân vì nỗi sợ không được người khác chú ý.
    Hãy quyết định mình là ai.
    Hãy hành động vì sự tương thích (hoặc xứng đáng).
    Anh chị sẽ trở thành thỏi nam châm thứ thiệt.
    Thu hút người khác ngay cả khi chẳng cần “khoe mẽ”.
    —–
    3/ “Nâng tần số năng lượng” – Khi ở đúng trạng thái, mọi thứ sẽ tự nhiên đến
    Mình đã từng có cảm giác bị thu hút khủng khiếp khi đối diện với một người “im lặng”.
    Nhưng đừng hiểu lầm.
    “Im lặng” không phải là không nói gì!
    Bởi có rất nhiều người không nói gì cả nhưng họ vẫn ồn ào.
    Và ngược lại có người nói 3 tiếng đồng hồ nhưng người nghe cảm nhận được sự tịch lặng đến mức thuần khiết.
    Mình nghĩ,…tất cả là ở tần số.
    Khi anh chị “vặn chỉnh” tần số lên mức tương thích.
    Anh chị sẽ chánh niệm trong từng câu nói. Rất biết rõ mình nói gì, rất biết rõ mục đích của từng hành động.
    Khi biết rõ mục đích.
    Chúng ta sẽ không còn để cho những “tạp niệm của bản thân hoặc người khác” làm ảnh hưởng đến lời nói nữa.
    Đó là chính là sự “im lặng” thật sự.
    Mật quyết của mình:
    – Nói khi cần nói, chứ không phải nói vì sợ người khác không hiểu.
    – Chú tâm vào bản thân, vào mục đích, vào sự im lặng từ bên trong. Khi mọi thứ tương thích, sẽ tiếp cận với người phù hợp, không mưu cầu tất cả mọi người đều hiểu mình.
    – Biết ơn, đồng cảm và cuối đầu trước “ánh sáng” là quan trọng! Nó cũng chính là chìa khoá để vặn chỉnh tần số.
    —–
    Đến đây thôi, bài viết đã khá dài.
    Sắp tới mình có một Webinar 90 Phút giúp anh chị biết rõ phương pháp “chuyển dịch nhân dạng”.
    Đây là mật quyết của mình để “quyết định” giá trị của bản thân.
    Xác định mục đích sống, gia tăng sự tự tin (từ bên trong) và thu hút mọi mục tiêu về tài chính, sức ảnh hưởng hay mối quan hệ.
    Hãy bình luận “nhân dạng” để nhận thông tin anh chị nhé.
    From Mayashare With Love.

  • We exist only because of everything each of them went through.

    To be born, we need:
    2 Parents
    4 Grandparents
    8 Great-grandparents
    16 Great-great-grandparents
    32 3rd-great-grandparents
    64 4th-great-grandparents
    128 5th-great-grandparents
    256 6th-great-grandparents
    512 7th-great-grandparents
    1024 8th-great-grandparents
    2048 9th-great-grandparents
    In just the last 11 generations, 4,094 ancestors were needed— all of this within approximately 300 years before you or I were born!
    Stop for a moment and think…
    Where did they come from?
    How many battles did they fight?
    How much hunger did they endure?
    How many wars did they witness?
    How many hardships did our ancestors survive?
    On the other hand, how much love, strength, joy, and encouragement did they pass on to us?
    How much of their will to survive did each of them leave within us, allowing us to be alive today?
    We exist only because of everything each of them went through.

    Để được sinh ra, chúng ta cần:
    2 Cha mẹ
    4 Ông bà
    8 Ông bà cố
    16 Ông bà cố
    32 Ông bà cố đời thứ 3
    64 Ông bà cố đời thứ 4
    128 Ông bà cố đời thứ 5
    256 Ông bà cố đời thứ 6
    512 Ông bà cố đời thứ 7
    1024 Ông bà cố đời thứ 8
    2048 Ông bà cố đời thứ 9
    Chỉ trong 11 thế hệ gần đây, cần có 4.094 tổ tiên—tất cả những điều này diễn ra trong khoảng 300 năm trước khi bạn hoặc tôi được sinh ra!
    Hãy dừng lại một chút và suy nghĩ…
    Họ đến từ đâu?
    Họ đã chiến đấu bao nhiêu trận chiến?
    Họ đã chịu đựng bao nhiêu cơn đói?
    Họ đã chứng kiến ​​bao nhiêu cuộc chiến tranh?
    Tổ tiên chúng ta đã sống sót qua bao nhiêu gian khổ?
    Mặt khác, họ đã truyền lại cho chúng ta bao nhiêu tình yêu, sức mạnh, niềm vui và sự khích lệ?

    Mỗi người trong số họ đã để lại bao nhiêu ý chí sinh tồn trong chúng ta, cho phép chúng ta được sống đến ngày hôm nay?
    Chúng ta tồn tại chỉ vì tất cả những gì mỗi người trong số họ đã trải qua.

  • TRÍ TUỆ & 8X

    Thế hệ 8x, đặc biệt là 8x đời đầu là một thế hệ của những thiệt thòi bởi:
    1. Họ phải cạnh tranh với thế hệ 7x – rất nhiều người trong thế hệ này là các “nhị thế tổ”, con em các kiến quốc công thần… Khi 8x đời đầu vào đời thì thế hệ 7x đã có chỗ đứng trong xã hội (khoảng năm 2004), và thế hệ 7x đã đang bàn tính với nhau những câu chuyện về phân chia thị trường. Đó là chưa kể, rất nhiều thế hệ 6x, 7x chiến thắng nhờ buôn lậu ở Đông Âu mang về nước những nguồn vốn khổng lồ, tạo đà phát triển và có được chỗ đứng về sau. Hiểu đơn giản thế này, những nguồn tiền mà các thế hệ cuối 6x, đầu 7x mang từ Đông Âu về và những cơ hội đầu tư trong giai đoạn 2000 – 2006 (và cả sau đó một vài năm) đã giúp họ đi trước một bước so với thế hệ 8x.
    2. Họ phải cạnh tranh với thế hệ 8x đời cuối, hay 9x một thế hệ những người có thể xem là tinh anh tương lai của đất nước. Tại sao? Năm 1986, Việt Nam mở cửa, mọi người bắt đầu có cái nhìn tư duy thị trường nhưng phải sau đó 4 năm, và thậm chí là sau đó 10 năm, khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, tư duy “thoát Nga, thoát Trung” và thân Mỹ, thân Anh mới thực sự diễn ra.
    Các ý tưởng về làm thuê cho Tư Bản Già, “tiến quân vào thị trường” châu Âu lúc này mới thực sự rõ nét. Nhưng ngành giáo dục lại chưa sẵn sàng mang tới cho họ các kiến thức để làm việc với tư bản. Vấn đề này không nên đổ lỗi hoàn toàn cho giáo dục, bởi tại thời điểm mà các 8x đời đầu, ý tưởng về toàn cầu hóa, về các dòng chảy kinh doanh chưa thực sự được hình thành (hoặc đúng hơn là chưa được phổ biến trên sách báo). Công nghệ cũng chưa thực sự phát triển đễ hỗ trợ việc học tập. Chẳng hạn như tới 2004, một chiếc kim từ điển để học tiếng Anh vẫn là một thứ rất xa xỉ nhưng ứng dụng của cái kim từ điển đó không bằng một chiếc iPhone 5S bây giờ…
    Trong khi đó, nhờ sinh sau đẻ muộn, thế hệ 9x có cơ hội tiếp cận luồng kiến thức và tri thức hoàn thiện hơn. Chưa kể, nếu để ý sẽ thấy, có thể thấy rất nhiều người thuộc thế hệ cuối 8x, đầu 9x là các “tam thế tổ”, họ có được cơ hội mà nhị thế tổ trao cho…
    Có thể nói, 8x là một thế hệ mắc kẹt, bởi họ không được ban cho nhiều cơ hội, họ cũng không được sớm tiếp cận với các kiến thức phương tây để hình thành nên một nếp nghĩ, một lối sống và một tư duy của các công dân toàn cầu.
    Tuy nhiên, có một câu nói rất hay: “Bạn không thể chọn điểm bắt đầu nhưng có thể chọn điểm kết thúc…” 8x có mắc kẹt hay không, phụ thuộc vào chính bản thân họ.
  • NGUYÊN LÝ BƯỚM TỤ (Càng thế hệ về sau càng xuất chúng)

    Câu chuyện về chạy bộ.

    1952 Roger Bannister phá kỷ lục chạy 1 dặm trong 4 phút.
    1 năm sau có 37 người làm theo
    1 năm sau nữa 300 người làm được
    Trong khi suốt 2000 năm trước đo chẳng ai làm được vì họ cho rằng KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC nên CHƯA TỪNG LÀM.

    Dù bạn nghĩ rằng mình LÀM ĐƯỢC hay KHÔNG LÀM ĐƯỢC bạn đều đúng. Nếu nghĩ “LÀM ĐƯỢC” bạn sẽ làm, nếu nghĩ “KHÔNG LÀM ĐƯỢC” bạn sẽ không làm.

    Mình tin tưởng điều mình tin tưởng, người ta sẽ hoài nghi điều họ hoài nghi.

    Rào cản xuất phát từ nơi nội tâm của chính mình.
    Làm chủ nội tâm – kích hoạt nội lực🌱

    Biết ơn bài học hôm nay

    #1000baihoctamdacngora
    #tueduong
    #coaching
    #nhansohoc
    #coachnoiluc
    #daotaonhansohoc
    #thauhieubanthan
    #thauhieunoitam

  • Nếu bạn tập trung vào vấn đề → bạn sẽ tìm thấy giải pháp.
    Nếu bạn tập trung vào đổ lỗi → bạn sẽ chỉ tìm thấy thêm nhiều vấn đề khác.
    Người thành công không phải là người ít gặp vấn đề hơn người khác. Họ chỉ khác ở chỗ: Họ tập trung vào giải quyết thay vì chìm đắm trong sự tức giận hay trả thù.
    ______
    Có một cái ống nước bị rò rỉ trong nhà. Nước chảy lênh láng. Và thay vì vớ lấy một cuộn băng keo hoặc gọi thợ sửa ống nước, mình cầm ngay cái búa lên. Không phải để sửa, mà để đi tìm ai đã làm hỏng nó.
    Mình đi khắp nhà, quát lên: “Ai đã làm vỡ cái ống nước này?”
    Mình kiểm tra lại camera, truy vấn từng người trong nhà.
    Mình cáu. Mình bực.
    Và trong lúc đó, nước vẫn tràn ra sàn.
    Nghe có vẻ vô lý, nhưng đó là cách hầu hết chúng ta đối mặt với vấn đề. Khi chuyện không hay xảy ra, phản xạ đầu tiên của chúng ta không phải là tìm cách sửa mà là tìm ra ai gây ra chuyện này. Chúng ta đi tìm thủ phạm, như thể việc biết được danh tính của kẻ gây ra vấn đề sẽ khiến nó tự biến mất.
    Nhưng vấn đề không biến mất. Nó vẫn ở đó. Và càng lâu chúng ta mải mê đổ lỗi, nó càng trở nên tệ hơn.
    _______
    Mỗi khi gặp một vấn đề, có ba yếu tố tham gia vào câu chuyện này:
    1. Bạn – Người đang đối mặt với vấn đề.
    2. Vấn đề – Chuyện đã xảy ra.
    3. Người tạo ra vấn đề – Người (hoặc thứ gì đó) gây ra tình huống này.
    Nhưng thay vì dồn sức vào Vấn đề và tìm cách Giải quyết, chúng ta lại dồn toàn bộ sự chú ý vào Người tạo ra vấn đề.
    a) Công việc không xong? Đổ lỗi cho sếp giao deadline quá gấp.
    b) Nhóm làm việc không hiệu quả? Cáu vì đồng đội thiếu trách nhiệm.
    c) Mối quan hệ đổ vỡ? Chìm đắm trong sự giận dữ vì đối phương thay đổi.
    Tất cả những điều đó đều có thể đúng. Nhưng biết được “ai gây ra chuyện này” không giúp ta tiến lên được bước nào cả. Nó chỉ kéo ta vào một cái vòng lặp cảm xúc, nơi ta tự nhấn chìm mình trong sự bực bội và trách móc. Trong khi đó, vấn đề vẫn còn đó, chưa ai giải quyết.
    _______
    Hãy tưởng tượng bạn đang lái xe, và đột nhiên xe bị thủng lốp giữa đường. Bạn sẽ:
    – Xuống xe, đi vòng vòng nguyền rủa số phận, chửi bới nhà sản xuất lốp xe, bực tức với con đường đầy đá dăm?
    – Hay lẳng lặng mở cốp, lấy bánh dự phòng ra và thay lốp?
    Chúng ta có thể dành một đời để đổ lỗi cho con đường, nhưng điều đó không giúp xe chạy tiếp.
    Đây là một công thức đơn giản mà mình tự đúc kết:
    Focus = (Vấn đề + Giải pháp) / Người tạo ra vấn đề
    1. Nếu mẫu số (Người tạo ra vấn đề) quá lớn, bạn sẽ bị mắc kẹt trong vòng lặp đổ lỗi, cảm xúc tiêu cực, và mất kiểm soát.
    2. Nếu tập trung vào tử số (Vấn đề + Giải pháp), bạn sẽ có tư duy logic, chủ động và hiệu quả hơn.
    -> Nếu mình chỉ mải mê đổ lỗi, mình không còn đủ tỉnh táo để tìm cách sửa chữa.
    -> Nhưng nếu mình gạt yếu tố cảm xúc sang một bên, tập trung vào bản thân vấn đề và các phương án xử lý, mình sẽ nhanh chóng kiểm soát được tình hình.
    Lúc đó, câu hỏi mình đặt ra không còn là “Ai gây ra chuyện này?” nữa, mà là “Bây giờ làm gì để giải quyết?”
    Vậy nên, nếu có một chuyện gì đó xảy ra hôm nay, thay vì vớ ngay cái búa để đi tìm thủ phạm, hãy thử dừng lại một giây và tự hỏi:
    – Vấn đề thực sự là gì?
    – Mình có thể làm gì ngay bây giờ để xử lý?
    Có thể đó không phải là cách dễ dàng nhất, nhưng chắc chắn là cách duy nhất để bạn có thể tiếp tục tiến về phía trước.
    Và quan trọng nhất: bạn sẽ không còn đứng giữa nhà, tay cầm cái búa, mà nước thì vẫn tiếp tục tràn ra sàn.
    Học tĩnh trong một thế giới ồn ào,
    The Jasmine Guy.
    12/3/2025.
    May be an image of 1 person and golfing
  • Interstella x iMax ReRun2025 – it’s when art meets technology

    Interstella x iMax ReRun2025 – it’s when art meets technology

    Bộ phim ra mắt cách đây khoảng 10 năm, đã trở lại ở định dạng iMax hiện đại nhất của trải nghiệm điện ảnh.
    Ngày đó xem phim chủ yếu là kéo torrent, Interstella nằm trong hàng dài các phim bom tấn hoặc must-see mình kéo về. Vẫn còn nhớ ngày đó cứ bật lên xem khoảng 15′ là thấy chán chán, đổi phim hoặc đi làm việc khác. 😀 Đến lần thứ 4-5 gì đó tập trung ngồi xem đến phút 30 thì bị cuốn cho đến giờ, cuốn đến nỗi thỉnh thoảng rảnh lại mở ra xem lại, còn những lúc ngồi làm việc thì theme song của phim bật quài luôn. Cũng kể từ ngày đó mê luôn những gì liên liên quan đến các ngài Christopher Nolan và Hans Zimmer.
    Ngày đó (2014) xem Interstella thấy kiểu quá hay thôi, đến bây giờ ra rạp xem lại ở định dạng imax thì nó đúng đỉnh. Chưa kể đến việc sau 10 năm thấy mình tương đồng với ông nhân vật chính phết hehe: có một cậu nhóc và một cô con gái nhỏ đáng yêu, một chiếc bán tải và niềm đam mê với những thứ như thuyết tương đối rộng, alpha centauri, time travel… blah blah…
    Phim kết hợp khoa học, triết lý sống, tình cảm, niềm tin và logic dựa trên nền tảng khoa học hiện đại chứ không viễn tưởng, trải nghiệm trên công nghệ âm thanh hình ảnh iMax – đúng là 150 cành giá trị nhất tôi từng chi!

    Một boy U40 sắp U50 đi vào rạp xem phim một mình rồi sụt sùi khóc, đó chính là tôi của ngày hôm qua. 🥹

    P/S: Phim vẫn đang chiếu ở các rạp và vé hết rất sớm. 😉

    “do not go gentle into that good night…”

     

  • tại sao bạn chưa giàu

    – Không có mục tiêu rõ ràng

    – Sống không có định hướng
    – Thiếu khát vọng
    – Không có niềm tin vào bản thân
    – Đố kị với những người giỏi hơn bạn & vô tình tước đi quyền học hỏi
    – Nghĩ ngắn thích ăn xổi kiếm tiền nhanh mà nhàn
    – Luôn làm việc 1 mình, cá nhân hoá không có đội nhóm hoặc không có kỹ năng làm việc đội nhóm
    – Không có thương hiệu cá nhân, sống tuỳ tiện
    – Cả ngày toàn làm những việc không tên, những công việc giá trị thấp
    – Những hành động của bạn hàng ngày không tương thích với mục tiêu vì có mục tiêu đâu mà tương thích
    – Coi làm giàu chỉ là muốn thôi chứ không phải quyết tâm hay buộc phải trở nên giàu có
    – Nghĩ nhiều quá nhưng không làm gì cả
    – Không chiến thắng được bản thân, luôn đưa ra lý do trì hoàn
    – Ngưỡng chấp nhận thấp kiểu như “thôi thu nhập như thế là tốt lắm rồi”
    – Lười đọc sách & phát triển bản thân, họ nghĩ rằng sự nghiệp học tập chỉ dừng lại trong trường lớp
    – Dành thời gian sống ảo & đếm like thay vì tập trung hành động
    – Chọn sai nghề nghiệp & không phải điểm mạnh of bạn
    – Dễ bỏ cuộc & thiếu tính kiên trì. Rất hào hứng với một cơ hội mới nhưng khó khăn là bỏ cuộc bởi họ mang tâm thế kiếm tiền dễ dàng.
    – Tiêu xài nhiều hơn số tiền mình kiếm được, không có kỹ năng quản lý tài chính
    – Không chịu tu thân, lười biếng
    – Có quá nhiều niềm tin tiêu cực về tiền bạc như: “Thà nghèo mà hạnh phúc còn hơn giàu mà bất hạnh”,”Có nhiều tiền chưa chắc đã hạnh phúc”,”Người giàu thường tham lam & ích kỷ”,”Giàu nghèo có số”,”Tiền làm tha hoá con người”,…nhưng thực tế lại không phải vậy.
    – Lười suy nghĩ
    – Không biết quản trị thời gian. Họ chỉ ước 1 ngày có nhiều giờ hơn chứ không nghĩ cách làm sao để sử dụng thời gian 1 cách hiệu quả
    – Không học cách đầu tư, chỉ số đầu tư = 0
    – Sống hôm nay không cần biết ngày mai sẽ ra sao
    – Luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh & cho người khác để tự an ủi mình, vô tình bạn giao phó cuộc đời của mình cho người khác. Không chịu 100% trách nhiệm với những gì xảy ra trong cuộc đợi của mình
    – Thiếu tính chủ động, luôn sống thụ động và trôn chờ người khác & làm việc vừa đủ tròn vai không hơn không kém
    – Thiếu tính kỷ luật, sống buông thả để mặc dòng đời tự thả trôi & quá luông chiêug sở thích bản thân, muốn hưởng thụ sớm.
    – Biết quá nhiều những thứ không nên biết & những thứ cần biết lại không biết hoặc không hiểu thấu, không ứng dụng những gì mình học vào cs hay cv kinh doanh
    – Sức khoẻ yếu không chăm sóc bản thân
    – Luôn tiêu cực & kết giao với người tiêu cực
    – Thiếu quyết đoán, đứng trước cơ hội luôn nhìn thấy khó khăn thay vì cơ hội
    – Chọn sai người bạn đời, đôi khi bạn muốn làm nhưng người bạn đời of bạn cản
    – Luôn than trách cv hiện tại của mình nhưng không thay đổi để cv giúp bạn đạt được mục tiêu “Chị làm nhà nước lương thấp lắm, lên cty chẳng biết làm gì” nhưng khi được nghe lời khuyên “Chị hãy thay đổi môi trường & làm cv chị yêu thích” thì họ đưa ta hàng trăm lý do “chị quá già”, “chị có con nhỏ”, “chị không biết làm gì”,”chị không có tiền để khởi nghiệp kinh doanh”,…
    – Thiếu quá nhiều kỹ năng mềm & khả năng kết giao. Họ không biết bán hàng đó là 1 trong những kỹ năng quan trọng nhất để trở nên giàu có
    – Thiếu tính trung thực

    P/s: Bạn có thể liệt kê thêm lý do vì sao bạn chưa giàu nhé, mỗi cá nhân có mỗi hoàn cảnh xuất thân, những mục tiêu quan điểm & giá trị sống riêng, bạn có thể tự liệt kê và thẳng thắng nhìn lại, bắt đầu lên kế hoạch thay đổi để trở nên giàu có hơn, hạnh phúc hơn.

    #Adam_Thiên