Blog

  • KHI BẠN MỆT MỎI, BẬN RỘN HÃY ĐỌC NHỮNG LỜI NÀY

    1. Những chuyện khiến bạn buồn phiền, rồi cũng có ngày, bạn sẽ mỉm cười kể về nó.
    2. Hoa hướng dương rất quật cường, một mực chạy về hướng mặt trời không buông, mặc kệ bản thân bị đốt nóng đến bỏng rát.
    3. Khi tài hoa của bạn không gánh nổi dã tâm trong bạn, hãy bình tâm lại để học hỏi.
    4. Lúc tỉnh táo hãy làm việc, lúc mơ hồ hãy đọc sách, lúc giận dữ hãy đi ngủ, lúc một mình hãy suy ngẫm.
    5. Dù khó khăn mấy cũng phải kiên trì, dù tốt đẹp mấy cũng hãy bình thản, dù kém cỏi mấy cũng phải tự tin, dù nhiều tiền mấy cũng phải tiết kiệm.
    6. Đường là của riêng mình, đừng lấy tiêu chuẩn của người khác ra để hoạch định cuộc đời mình.
    7. Ngày hôm nay mà bạn lãng phí, là ngày mai mà người đã chết hôm qua khao khát. Hiện tại mà bạn chán ghét, là quá khứ mà bạn trong tương lai sẽ không thể quay đ.ầu.
    8. Nếu bạn không thể làm chủ tâm thái của mình, thì chắc chắn sẽ trở thành n.ô l.ệ của cảm xúc.
    9. Cuộc đời quá ngắn ngủi, không cần dành một phút nào cho những người hoặc việc khiến bạn không vui.
    10. Không ai đi cùng bạn cả đời, nên bạn phải thích ứng với cô đ.ộc; Không ai giúp đỡ bạn cả đời, nên bạn phải luôn phấn đấu.
    11. Trong cuộc sống có nhiều chuyện đáng để vui vẻ lắm, đừng để những ánh nhìn chăm chú của người khác làm bạn thấy không vui.
    12. Đừng lặp đi lặp lại suy nghĩ về một vấn đề, không nên đem hết tình cảm đặt lên một người, bạn vẫn còn cha mẹ và bạn bè mà.
    13. Có tâm trạng tiêu cực cũng là chuyện bình thường, nhưng chính mình nhất định phải biết, phải hiểu đây chỉ là một phần nhỏ của cuộc sống. Trong khoảng thời gian này, nhất định phải cố gắng để cảm xúc vững vàng.
    14. Không cần sợ làm sai, cho dù sai cũng không cần phiền muộn. Cuộc sống có sai có đúng, huống chi có rất nhiều chuyện, quay đầu nhìn lại, đúng sai đã chẳng còn quan trọng.
    15. Trong cuộc sống, không có khó khăn nào không vượt qua được, chỉ có tâm tư khó mà hiểu được.
    16. Không muốn vào thời điểm quyết định bất cứ việc gì lại rơi nước m.ắt, thời điểm tâm trạng tiêu cực muốn hạn chế nói chuyện ít nhất có thể.
    17. Người ấy đột nhiên không còn liên lạc với bạn nữa, cũng bình thường thôi. Người ấy lại đột nhiên liên lạc với bạn, cũng bình thường mà, những điều ấy thực ra cũng không cần nói rõ.
    18. Nếu như không hiểu phải nói ngay. Nếu như hiểu rồi, không cần nói nữa, mỉm cười là được.
    19. Tất cả phiền n.ã.o đều là tự mình tìm đến, bởi vậy cũng chỉ có thể tự mình giải quyết. Không nên tìm bạn bè khóc lóc kể lể, hãy rủ họ cùng đi chơi bóng.
    20. Đã nói nhất định phải làm, cho dù rất n.g.ố.c ngh.ếch, vụng về cũng còn tốt hơn so với thất hứa.
    ——–
    Đời người chẳng quá trăm năm, việc chi lo nghĩ nhọc nhằn thiên thu?
    Gần đây trên mạng xã hội có câu chuyện về một cậu thanh niên trên đường đi giao hàng thức ăn nhanh đã đụng phải một người đàn ông đi xe máy. Tuy cả hai không sao nhưng số hàng cần vận chuyển ngày hôm đó đã đổ vỡ và không thể giao được nữa. Mọi công sức làm việc vất vả của ngày hôm đó đã không còn gì. Tuy nhiên, thái độ cư xử của hai người sau vụ va chạm đã khiến nhiều người rất ngạc nhiên. Hai người không tiếp tục vội vã đi nữa mà ngồi xuống uống r.ư.ợ.u cùng nhau, không có chuyện gì lớn, cạn chén rồi nói, cạn chén rồi giải quyết vấn đề va chạm sau.
    Đời người với biết bao khó khăn liên tiếp phải đối diện, ai mà chẳng từng gục ngã thảm hại, cùng lắm là ngã ở đâu thì nằm ở đó một lúc, rồi lại bò dậy đi tiếp. Nếu nói cuộc đời đã dạy cho tôi điều gì thì đó chính là hãy vui vẻ đón nhận mọi thất bại xảy đến.
    Khi khó khăn gian khổ nhất, thay vì tính toán được mất, hãy sống một cách hồ đồ, không tranh giành lợi ích, không tính toán thiệt hơn để tâm hồn luôn thanh thản, an vui.
    Hồ đồ không phải là kém cỏi, n.g.u d.ố.t, không biết phân biệt đúng sai, mà đó chính là phong thái, sự tu dưỡng của bậc trí huệ. Tâm tĩnh không rối bận, nhìn đấy, nghe đấy mà chẳng để tâm.
    Trong cuộc sống, không nên nhìn nhận và đánh giá sự việc bởi những cung bậc cảm xúc đang bị phủ đầy những lớp bụi thành kiến và quan niệm cá nhân. Càng nhìn vào người khác, càng thấy lỗi lầm và vấn đề của họ, càng cảm thấy khó chịu với họ. Chi bằng hãy nhìn vào bản thân, tìm và tu sửa những khiếm khuyết của chính mình. Được như vậy, chúng ta sẽ dễ dàng thông cảm và bỏ qua những thiếu sót của người khác.
    Với người và sự vật, không cần quá nghiêm nghị, nhiều lúc chúng ta cần sống hồ đồ một chút, sống tự tại một chút, sống thoải mái một chút. Cứ nhắm một m.ắt mở một mắt mà sống, đó cũng chính là bỏ qua lầm lỗi cho mình và cũng bỏ qua lầm lỗi cho người. Thử xem những người quá coi trọng so đo tính toán thiệt hơn, phần nhiều đều sống không hạnh phúc.
    Với bạn bè, hồ đồ một chút, chẳng so đo tính toán cho đi thì mới nhận được. Với đồng nghiệp, hồ đồ một chút, sẽ có được sự tin tưởng. Với vợ chồng, hồ đồ một chút, để họ có được tự do cá nhân và bản thân cũng sẽ có không gian riêng. Với mọi sự việc, hồ đồ một chút, sẽ được thuận lợi, xuôi chèo mát mái.
    Với tiền bạc và lợi ích, hồ đồ một chút, không tổn hại đến hòa khí. Với danh vọng địa vị, hồ đồ một chút, không lao tổn trí óc. Với các tin đồn, hồ đồ một chút, chẳng mệt tai nhọc thân.
    Đời người không quá trăm năm,
    Việc chi lo nghĩ nhọc nhằn thiên thu?
    Hãy để quãng đời còn lại trôi qua với một chút hồ đồ, vui vẻ, hạnh phúc với những gì mình đang có.
    Theo Khỏe và đẹp
  • Một trọc phú kiến thức

    (bài nói chuyện tại Lễ khai giảng Đại học Fulbright, tháng 9/2022)

    Trong lá thư mời của chủ tịch Đại học Fulbright Đàm Bích Thủy gửi cho tôi để dự lễ khai giảng năm nay, chủ đề được nêu ra là: Phá vỡ những khuôn mẫu và kiến tạo thế giới theo cách của bạn.
    Tôi thật sự rất bối rối. Tôi không biết phải nói gì với các bạn. Có một nghịch lý ở đây, là chính tôi cũng là người bài xích chủ nghĩa kinh nghiệm. Nếu mục tiêu là phá vỡ khuôn mẫu, thì sao phải nghe lời người đi trước? Ai lại đi truyền dạy kinh nghiệm về việc thoát ra khỏi những kinh nghiệm? Để phá vỡ những khuôn mẫu, điều đầu tiên các bạn cần làm, là nghi ngờ chúng tôi, những người đi trước, chứ không phải nghe theo.
    Chính tôi đã sống như vậy – đã biết đặt câu hỏi và nghi ngờ mọi thứ kinh nghiệm mà người đi trước ra sức truyền dạy – bây giờ tôi lại bảo các bạn nghe tôi đi, điều hay lẽ phải đây nè, quá là dở hơi.
    Nghịch lý này tồn tại ở khắp nơi. Giống như ngay cả chủ nghĩa tự do đến cuối cũng là một hệ thống nguyên tắc ngặt nghèo, mà thỉnh thoảng, trong lịch sử người ta nhân danh chủ nghĩa tự do để áp đặt người khác bằng vũ lực. Ai lại đi áp đặt người khác phải tự do, lại còn bằng vũ lực? Kiểu tự dưng xông vào đấm người ta sưng cả mắt, ai cho phép mày nghĩ thế, mày phải suy nghĩ tự do lên.
    Tôi nghĩ khá lâu, và tự hỏi rằng điều gì là quan trọng nhất mình học được trong đời, để nói trong lễ khai giảng này.
    Tôi xin phép được giới thiệu với các bạn một khái niệm bằng tiếng Đức, “Bildungsphilister”. Đọc là bi-đung-phi-lis-tà. Nó là một khái niệm do Fedredrich Nietzsche đề xuất. Nghĩa của nó, tôi tạm dịch, là “trọc phú kiến thức”.
    Năm 19 tuổi, tôi đọc khá nhiều triết học. Hồi đó chúng tôi không được may mắn như các bạn, Internet còn khá đắt đỏ. Năm thứ nhất đại học, tôi đi làm thuê cho một công ty truyền thông, và thường ngủ lại ban đêm ở công ty luôn, vì ở đó có điều hòa, có mì ăn liền và có máy tính vào được Internet. Ở phòng trọ không có cả 3 thứ đó, đặc biệt là mì ăn liền. Trong những đêm trắng ở văn phòng, tôi ăn mì xong thì đọc Tư bản luận của Marx, đọc Kinh Tăng chi bộ của Thích ca, đọc Đạo đức học của Kant và Zahasthustra đã nói như thế của Nietzsche và tất nhiên là chẳng hiểu gì cả. Tôi nghĩ mình đang muốn trở thành một người giỏi giang thì phải đọc, đọc thì phải đọc mấy ông nổi tiếng và các tác giả kinh điển. Nhưng có những ông như Kant thì một chữ một trang cũng không hiểu.
    Nhưng cuối cùng, trong những ngày tháng đó, tôi may mắn học được một quan điểm từ Nietszche, đấy chính là việc đọc nhiều sẽ chỉ khiến các bạn trở thành một loại trọc phú kiến thức, chứ không kiến bạn thành người giỏi hơn.
    Trọc phú kiến thức là cách mô tả dành cho những người đọc rất nhiều, báo chí, sách vở, ghi nhớ những kiến thức trong đó và tin rằng chúng là của mình. Bạn sẽ gặp những người như vậy ở rất nhiều nơi. Đặc biệt là trong xã hội Việt Nam hiện nay, khi mà Internet và mở cửa đến ngang xương, đổ ập vào đầu người ta một mớ tri thức và ai cũng có quyền tin rằng tri thức này thuộc về mình.
    Các fanpage chuyên tầm chương trích cú; các bạn hotgirl khoe vòng eo con kiến kèm những câu chiêm nghiệm về cuộc đời; các diễn giả cả đời không có công trình thực tiễn, toàn nói lại sách vở phương Tây; các nhà báo, các học giả lệ thuộc vào việc phải trích lời danh nhân nào đó… Và nó không chỉ diễn ra trong lĩnh vực khoa học. Nếu các bạn follow đủ số lượng các fanpage và instagram, các bạn sẽ nhận được một rừng những tri thức về cuộc đời, về tình người, về cách sống – được dẫn lại từ đâu đó. Chúng ta đang sống trong một thời đại của copy and paste.
    Bạn, ngày mai, có thể trở thành người như thế. Đọc được cái này sướng quá, và nghĩ là mình thế là hiểu biết hơn người khác rồi. Ngày mai xưng xưng đi hỏi bạn bè, mày có biết vì sao thị trường nhà đất Hoa Kỳ và Phố Wall sụp đổ năm 2008 không, tao vừa xem hết một bộ phim của Michael Moore. Deep lắm, để tao giải thích cho. Trọc phú kiến thức sẽ nói chuyện kiểu đấy.

    Tôi và nhiều thầy ở đây sẽ nói rằng kể cả bạn có xem hết Michael Moore, Adam McKay và đọc hết cả Noam Chomsky, bạn chưa biết chuyện gì đã xảy ra ở Mỹ đâu. Phải cho đến lúc bạn thực sự nhìn hệ thống ngân hàng và thị trường BĐS Việt Nam vận hành – ở Việt Nam, và năm 2022 này – bạn mới hiểu chuyện gì đã diễn ra ở Mỹ năm 2008. Đó thường là cách mà tri thức tự thân hình thành.
    Việc đọc, ghi nhớ, và nói lại những tri thức đã được viết thành sách vở không sai. Nhưng nó không bao giờ đúng. Bởi vì tri thức thực sự chỉ hình thành thông qua quá trình chiêm nghiệm, trải nghiệm, hấp thụ, tự phản biện, tự luận. Nếu Noam Chomsky đã nói ra câu gì đó, dù nó không chê vào đâu được, nó cũng sẽ chỉ trở thành tri thức của bạn, nếu bạn thực sự quan sát, chiêm nghiệm với những điều đang diễn ra trong thế giới của mình. Nếu nó không tự hình thành bên trong, bạn cũng chỉ là kẻ nói nhại người khác.
    Đó là ý nôm na của Nietszche khi đề xuất khái niệm “trọc phú kiến thức”. Tôi may mắn nhớ được điều này vào năm 19 tuổi, để tránh trở thành một người như thế.
    Phải tránh trở thành một người như vậy, vì sống như một trọc phú kiến thức rất sang trọng. Nói ra những điều mình đã đọc, đã xem, đã nhớ thì có gì mà sai? Đứa khác không đọc thì nó ngu nó thiệt, chứ tôi chăm chỉ đọc sách báo, xem phim tài liệu trên Netflix, tôi có quyền được nói lại những điều trong đó. Đó là tri thức của tôi.
    Các thầy cô ở đây sẽ nói với các bạn rằng có những điều nghe rất đơn giản, thậm chí sáo mòn, nhưng cho đến khi người thực sự trải qua và chiêm nghiệm, họ mới nhận ra rằng đó là tri thức của mình.
    Để tôi kể cho các bạn một câu chuyện vui. Ở trên tôi nói rằng những tháng năm thanh niên tôi đọc kinh Tăng chi bộ của Thích Ca. Trong Tăng chi bộ, có mấy điều mà Phật dạy các Tì kheo, trong đó có một điều mà năm đấy tôi tâm đắc lắm.
    Câu đấy là: “Tâm tư thế giới, thời không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến người nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ”.
    Câu này để diễn nôm lại thì ngày đấy tôi cũng làm được. Đại loại, chúng ta, thế giới của chúng ta, những điều đang diễn ra xung quanh chúng ta là vô minh, không nên cố gắng đi tìm bản chất của chúng. Nếu cố hiểu được tâm tư thế giới, chỉ có phát điên.
    Chuẩn rồi. Tâm đắc lắm. Hay. Các bạn nhớ câu này nhé.

    Bây giờ đến câu chuyện. Có một giai đoạn, tôi quen hai cô gái, và không thể quyết định được rằng mình sẽ yêu ai. Cũng không phải là lừa, vì tôi có nói với một trong hai cô rằng cô kia là người yêu của tôi. Cái cô tạm gọi là “thứ 3” này cũng đang có người yêu. Cảm mến nhau thì hay gặp gỡ, đi chơi, tụ tập cùng bạn bè chung. Nhưng rồi tình cảm với cô bạn này cứ leo thang, và đến một lúc cả hai bạn gái đều không thể chịu đựng được nữa, họ quyết định gặp nhau nói chuyện cho ra nhẽ.
    Tôi cũng không biết cuộc gặp diễn ra như thế nào. Nhưng đi về thì tôi gặp bạn không chính thức trước. Bạn ấy bảo mình đừng gặp nhau nữa, Hoàng về đi.
    Các bạn biết lúc đấy tôi nói cái gì không? Tôi là trọc phú kiến thức mà, tôi ngoài 20 tuổi và đang thức đêm đọc sách triết học, và tôi tin rằng các cô ấy yêu tôi một phần vì tâm hồn trọc phú này. Tôi nói với cô ấy:
    “Tâm tư thế giới, thời không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến thì người nghĩ chỉ đi đến cuồng loạn và thống khổ”.
    Tôi trích Phật Thích Ca để giải quyết vấn đề ái tình luôn. Thề.
    Cô ấy bảo tớ chẳng hiểu gì cả, bạn về đi.
    Chuyện sau này cũng bung bét vì tôi cũng chẳng quay lại với bạn người yêu chính thức được.
    15 năm trôi qua. Bỗng nhiên một ngày chúng tôi gặp lại. Chỉ còn tình cảm của những người bạn cũ. Chúng tôi nói chuyện về cuộc sống, và tất nhiên, cả những điều không nên cố bận lòng trong cuộc sống. Rồi bỗng nhiên, tôi nhận ra rằng cả hai chúng tôi đến lúc đấy mới hiểu câu nói năm xưa. Đúng là tâm tư thế giới, thời không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến người nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Chính tôi lúc đấy mới hiểu. Và cô ấy đến lúc ấy mới hiểu. Chúng tôi đã ở tuổi trung niên.
    Ngay cả mấy câu quote về tình yêu hay lẽ sống, chúng ta cũng thỉnh thoảng phải mất một lúc, thường là 15 đến 20 năm, mới thực sự nhận ra nó nói cái gì.

    Tri thức về ái tình rất quan trọng, nhưng dù sao đây cũng là lễ khai giảng của một trường đại học. Hãy nói về vai trò của tri thức với nghề nghiệp. Với tôi thì bi kịch lớn nhất của một nhân sự, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào, là phải vay mượn tri thức.
    Tôi có nhiều bạn bè là trọc phú kiến thức. Họ có vị trí xã hội, tiền kiếm cũng không khó quá. Nó đến từ một đặc trưng của xã hội Việt Nam là cơ hội tiếp cận tri thức chưa được chia đều. Thời của các bạn thì đều hơn một chút, nhưng ở nhiều vùng sâu vùng xa, người ta cũng chưa có Netflix để xem, không có sóng 4G và một cái hiệu sách cũng không có. Thời của tôi thì khoảng cách này còn xa hơn. Tôi may mắn xin được việc làm thêm và xem Internet chùa, chứ ở những năm 2000, hầu hết bạn học của tôi chỉ có đi ngủ sớm (thức đêm thì mì cũng không có mà ăn).
    Khoảng cách này cho phép một số người được đọc nhiều hơn người khác, tiếng Anh tốt hơn, kỹ năng tìm kiếm Google tốt hơn – và họ ra sức sử dụng lợi thế đó để tranh vị trí xã hội. Khoảng hai mươi năm trước, thậm chí thị trường xuất bản bị thống trị bởi các nội dung dịch thuật, phái sinh từ báo nước ngoài. Người dân không tự tìm kiếm được thông tin mà – và hình thành một đội ngũ nhà báo, chuyên gia chỉ việc nói lại những gì đọc được trên Internet là kiếm được tiền. Thậm chí nhiều tiền. Trong buổi phỏng vấn xin việc đầu tiên của tôi cách đây 16 năm, câu hỏi duy nhất tôi còn nhớ, là em hay đọc thông tin ở trang nào. Hồi đó biết đọc ở đâu là cả một loại trình độ. Lại còn đọc bằng tiếng Anh thì quá đỉnh.
    Đến bây giờ những trọc phú kiến thức này vẫn còn chỗ đứng trong xã hội.
    Nhưng ngược lại, tôi cũng có những người bạn cả đời chỉ viết ra những thứ nguyên bản – những thứ anh ta thực sự suy nghĩ, chiêm nghiệm được, nhặt nhạnh được, những thứ tự hiểu ra. Họ sẽ kiếm tiền chậm hơn, vì không thể sản xuất công nghiệp được. Có khi cả đời họ có một tác phẩm được biết đến thôi. Rút ruột ra thì khó hơn là đi vay mượn mà.
    Cuộc đời tôi chỉ kính nể loại người thứ 2 – những người làm ra các thứ bằng tri thức nguyên bản. Loại thứ nhất dù họ có bước xuống từ một cái Mercedes dòng S, hay là trích được Kant bằng tiếng Đức, tôi vẫn thấy xót xa cho đời họ. Một cảm giác thương hại chân thành.
    Bạn hẳn đã nhận ra rằng trong loại người thứ hai này, những người có tri thức tự thân, ngoài các bác sĩ, các nhạc sĩ, các nhà nghiên cứu, còn có cả bác sửa xe, bác nông dân, chị bán ốc. Họ thực sự trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình nhờ vào khả năng quan sát và tự chiêm nghiệm.

    Hãy tưởng tượng ra hai khung cảnh: một là việc ngồi xổm ở hàng sửa xe, và nhìn bác sửa xe gỡ tung chiếc Kawasaki của bạn ra, sờ mó, thăm khám nó và chẩn đoán bệnh, tìm nguyên nhân có âm thanh lọc cọc trong máy. Thứ hai là việc ngồi trong một khóa học được giảng bởi một vị có học vị tiến sĩ, nhưng bạn biết rằng slide trên bảng một trăm phần trăm là tài liệu nước ngoài, ông này chỉ Việt hóa ra xong nói lại sang sảng thôi. Hãy nghĩ về hai hình ảnh đó. Bạn sẽ hiểu cảm giác của tôi khi nói rằng tôi kính nể loại người này, và thương hại loại người kia.
    Tại sao chúng ta cần tri thức nguyên bản nếu tri thức vay mượn vẫn kiếm ra tiền, nhanh hơn và đỡ vất vả hơn? Với tôi có hai lý do, một là sự bền vững của tri thức tự thân. Hai, là di sản bạn mong muốn để lại.
    Tri thức vay mượn không bền vững, ngay cả trong việc kiếm tiền. Nếu anh chỉ nói lại điều người ta đã nói, nó sẽ trở nên lạc hậu rất nhanh. Tôi đã kể ở trên rằng thời mới mở cửa, việc kiếm tiền từ các nội dung vay mượn thống trị ngành xuất bản. Nhưng rồi tới thời của các bạn, những người có thể đọc tiếng Anh vanh vách và nắm bắt thông tin từ các nền tảng tự do như reddit chứ còn chả thèm đọc báo. Những chuyên gia này bỗng nhiên thất nghiệp. Bạn sẽ không thể tưởng tượng nổi là năm 21 tuổi, nếu điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát, tôi kiếm tương đương với khoảng 70 triệu mỗi tháng ngày nay, chỉ bằng việc đọc và dịch báo nước ngoài. Bạn không tưởng tượng được, vì bây giờ có ai cần cái nghiệp vụ đấy đâu? Bây giờ mà chỉ biết đọc báo bằng tiếng Anh thì coi như là không có kỹ năng gì.
    Ngay lúc này, tôi cũng đang chứng kiến sự thất thế của rất nhiều chuyên gia vay mượn, các trọc phú kiến thức, các chúa tể Google này.
    Những kiến trúc sư nói như vẹt về “phong cách Scandinavia”, minimalism hay “phong cách Indochine” vì người ta nói thế, chứ không hiểu được các nguyên tắc nền tảng của mỗi nền văn hóa. Họ vẫn kiếm được tiền ở vài địa phương, nhưng sẽ dần mất thị phần ở những nơi mà chất lượng sống đang tăng lên.

    Những tác giả sao chép các motif từ các kịch bản Hollywood và Hàn Quốc, đặt nó vào bối cảnh Việt Nam, mà không hiểu được tình cảm và thân phận con người. Họ sẽ bị mất thị phần vào chính tay các tác giả nước ngoài – những người dành cả đời tìm hiểu một chủ đề.
    Những chuyên gia truyền thông nói về các mô hình phương Tây, trích dẫn Philip Kotler hay David Ogilvy mà không hiểu được tâm lý của người Á Đông hay Việt Nam. Họ sẽ mất thị phần vào chính tay bác sửa xe tự học tôi nói ở trên: nếu bác ấy quyết định mở một chuỗi cửa tiệm, thì đó sẽ là người hiểu hơn ai hết về cách người Việt Nam đối xử và kỳ vọng ở cái xe của mình. Bác ấy sẽ hiểu Philip Kotler hơn cả những ông đọc Philip Kotler bằng tiếng Anh, và có thể tự lên một chiến lược marketing đỉnh của đỉnh.
    Chúng ta đang không nói về việc ngày mai ra trường kiếm được việc làm. Chúng ta đang nói về một sự nghiệp 30-40 năm. Google không duy trì được sự nghiệp kiểu này.

    Sự nghiệp của bạn chỉ bền vững nếu mỗi điều bạn nói ra đều là điều bạn tự nhận ra. Nó bền vững theo cách này: khi bạn tin vào những điều mình nói và mình làm, khi nó là một phần tâm hồn, là suy nghĩ của bạn, thì kiếm được nhiều tiền hay ít tiền không quyết định giá trị của sự nghiệp nữa. Sự nghiệp lúc này gắn với cái tôi cá nhân của bạn, treo lủng lẳng ở tim bạn, chứ không gắn với thang đo tiền bạc. Siêu bền vững.
    Và hãy tin lời tôi, rằng xã hội ngày càng tôn trọng các tri thức nguyên bản. Nó sẽ thưởng xứng đáng cho bạn.
    Lý do thứ hai bạn cần có tri thức tự thân, chính là di sản bạn muốn để lại. Nó cũng là chủ đề của lễ khai giảng năm nay, kiến tạo thế giới theo cách của bạn. Di sản không phải là thứ gì to tát kiểu một cái tượng đài đâu, mà là bất kỳ điều gì tốt đẹp bạn để lại thế giới này. Thế giới nó chỉ cần tốt lên một chút khi bạn rời đi, so với khi bạn bước vào, là bạn đã để lại di sản rồi.
    Thế làm thế nào để có được tri thức nguyên bản? Bạn vẫn phải đọc. Đọc rất nhiều. Bạn vẫn ghi nhớ. Nhưng không phải để phun ra, để sống như một trọc phú, khoe mẽ với đám trí nhớ đó. Bạn cứ nhớ trong đầu thôi, và cuộc sống sẽ cho bạn thêm các mảnh ghép để tri thức tự hình thành. Bạn không cho phép mình nói ra một thứ gì, ứng dụng một kiến thức gì, nếu chưa tự tin rằng đó là điều bạn tự nhận ra.

    Copy and paste không sai. Nó chỉ sai khi bạn không thực sự hiểu những gì mình paste. Tôi chỉ nhận ra cái gì gọi là “trọc phú kiến thức” cho đến khoảng chục năm sau khi bắt đầu ghi nhớ nó trong đầu.
    Đó là một hành trình đau đớn, so với việc lên wikipedia và pinterest để tìm cái gì cóp xuống cho xong deadline. Nhưng các thầy cô ở đây sẽ nói với các bạn, là tri thức, rất thường xuyên, hình thành thông qua mất mát, đau đớn và cả ân hận.
    Hành trình theo đuổi tri thức tự thân là một hành trình bất công nữa. Bạn có lúc đó giật mình nhận ra rằng bọn sao chép vay mượn đang kiếm tiền nhanh hơn mình và có vẻ sung sướng hơn mình.
    Bạn sẽ tự hỏi rằng nhưng mục đích của em đi học là có công việc tốt và kiếm được tiền; việc gìn giữ cái tôi, việc kiến tạo thế giới theo cách của mình có thực sự quan trọng đến thế không.
    Tôi sẽ nói, gì nhỉ. Bạn hiểu được bao nhiêu và tin vào điều gì là tùy bạn.
    Bởi vì tâm tư thế giới, thời không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, người nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
    Cảm ơn các bạn.

    https://www.facebook.com/hoangfaver/posts/pfbid02hEj9CwzWecZCB9ki8K15x6rHNw9STuRFBs661SgJu6kNHbXkqH6epVeeM8uNQWYdl

  • NGƯỢC CHIỀU THÁP MASLOW: NGUYÊN TẮC TỰ KỶ LUẬT BẢN THÂN CỰC HIỆU QUẢ


    (Áp dụng ngay nếu bạn muốn tốt hơn từng giờ)

    Năm 1943, nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) đã phát triển thang nhu cầu Maslow. Đây là lý thuyết về tâm lý được xem là có giá trị nhất trong hệ thống lý thuyết tâm lý mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Đặc biệt trong các lĩnh vực quản trị nhân sự, quản trị Marketing, đào tạo,… Nó được chia làm 5 bậc, từ thấp đến cao, gồm:

    • Nhu cầu được Đáp ứng về sinh lý (Phylosiological needs): Muốn được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, tự nhiên như: ăn uống, ngủ nghỉ, thời trang, tình dục,…..
    • Nhu cầu được An toàn (Safety needs): Muốn an toàn và ổn định, có sự đảm bảo về nơi ăn, chốn ở, chỗ làm, ngân khoản tiết kiệm…
    • Nhu cầu được Yêu thương và công nhận (Love and belonging needs): Muốn được gia đình yêu thương, đồng nghiệp thừa nhận, có mạng lưới bạn bè, thuộc về một nhóm hoặc cộng đồng nào đó,…
    • Nhu cầu được Quý trọng (Esteem needs): Muốn được quý mến, nể trọng trong tổ chức xã hội, được người khác tín nhiệm,…
    • Nhu cầu được Tự thể hiện mình (Self-actualization needs): Muốn được khẳng định bản thân, thể hiện mình trong cuộc sống, được sống và làm việc theo sở thích, được chọn đam mê để theo đuổi và cống hiến cho tổ chức, cộng đồng hay xã hội.

    Thể hiện đòi hỏi của con người

    Điều dễ nhận thấy trong Tháp Maslow chính là phản chiếu một cách có thang bậc những cảm tính cố hữu nhất bên trong mỗi con người. Đó là nhu cầu đối với vật chất hoặc tình cảm, với 3 mức độ dễ nhận ra:

    • Tôi cần

    • Tôi muốn

    • Tôi thích

    Theo đó, cái “tôi cần” là thứ giúp ta tồn tại và phát triển. Ví dụ như: Tôi cần một bữa sáng cho ngày dài lao động. Và “tôi cần” có thể là thứ mà tôi không “thích”, đồng thời cũng chẳng phải là thứ tôi đủ chú tâm để “muốn” .

    “Tôi muốn” lại là thứ mà chúng ta chú tâm đến, quyết theo đuổi, tự đặt ra mục tiêu. Và thúc ép thành một cái “cần” ngắn hạn phải đạt được. Tuy nhiên, “muốn” có thể cao hơn mức “cần” nhưng lại nằm ngoài cái được “thích”. Tôi “thích” dành thời gian đi đá bóng, nhưng tôi muốn dành 1 giờ tại phòng tập Gym mỗi ngày để phong cách hơn, dù thực sự thì để không tăng cân tôi chỉ “cần” sinh hoạt điều độ và luyện tập 30 phút với dụng cụ cá nhân tại nhà mỗi ngày.

    Tuy nhiên, cái “Tôi thích” chắc chắn là một thứ “tôi cần”, và “tôi muốn” đạt đến. Khi đạt được cái “tôi thích” con người ở trạng thái cảm xúc thoải mái, thúc đẩy sự sáng tạo. Đặc biệt trong quá trình làm cái “tôi thích”, con người có được hiệu suất cao nhất, và nhiều cống hiến.

    TIẾP CẬN NGƯỢC THÁP MASLOW – THỂ HIỆN ĐÒI HỎI CỦA THỊ TRƯỜNG

    Theo các phân tích ở trên, rõ ràng Tháp Maslow phản ánh ý chí của con người theo các cung bậc nhằm mưu cầu sự thỏa mãn bản thân.

    Tuy nhiên, câu chuyện làm thế nào để đạt được các nấc thỏa mãn đó ngay chính trong công việc lại là một câu hỏi. Trọng tâm của bài viết này là trình bày một mô hình tiếp cận, dành cho các nhà quản trị cũng như những nhân viên bình thường tham khảo.

    Đối với nhà quản trị, có thể có thêm một góc nhìn để đánh giá, phân loại, đào tạo và hoạch định về đội ngũ. Kết nối một góc nhìn giữa tâm lý người lao động với cách thức phân bổ lao động nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho tổ chức.

    Đối với một người đang làm công việc chuyên môn trong tổ chức, sẽ có được một góc nhìn thực tế rộng mở hơn, và công bằng hơn với chính môi trường làm việc của mình. Đồng thời, tạo ra một bộ cột mốc giúp định hướng cho sự phát triển bản thân trong công việc, để đạt được những thỏa mãn tâm lý cá nhân.

    Câu hỏi chủ đạo sẽ là: Để bản thân đạt được mỗi thang bậc trong Tháp Maslow, thì mình phải thỏa mãn điều gì cho thị trường?, với các ánh xạ tương ứng, “Tháp chuyên nghiệp” được dựng lên, gồm các nấc thang:

    • Để được thỏa mãn Sinh lý cơ bản, thì phải Biết làm

    • Để được thỏa mãn An toàn, thì phải Biết để ý

    • Để được thỏa mãn Yêu thương và công nhận, thì phải Biết việc

    • Để được thỏa mãn Quý trọng, thì phải Biết tổ chức

    • Để được thỏa mãn Tự thể hiện mình, thì phải Biết tự chủ

    BIẾT LÀM

    Tại nấc thang này, một nhân sự trong tổ chức phải đáp ứng được đòi hỏi về mặt chuyên môn và nghiệp vụ cụ thể. Đó có thể là biết trình bày văn bản với cô thư ký, biết sử dụng công cụ chuyên dụng với một chàng thiết kế, biết viết nội dung quảng cáo với một nhân viên Marketing.

    Đối với thị trường lao động, đây là nhu cầu tối thiểu mà nhân sự cần phải đáp ứng để gia nhập một tổ chức. Và tại thứ bậc này, người lao động sẽ nhận được mức lương cơ bản của nghề nghiệp mình đang theo đuổi. Từ đó, có thể bảo đảm được nguồn chi trả cho lương thực, nhà ở…

    BIẾT ĐỂ Ý

    Tuy nhiên, “Biết làm” mới chỉ bảo đảm phần cứng và tiêu chí đầu vào của tuyển dụng cũng như là điểm khởi đầu cho nấc thang sự nghiệp. Để kết quả làm việc có chất lượng thì cần thêm thái độ tích cực, sự nhạy bén trong nắm bắt vấn đề và cái nhìn rộng hơn đối với nhiệm vụ của mình.

    Đối với cô thư ký, đó là việc biết dùng từ ngữ phù hợp, biết điều gì là nhất định phải ghi vào giấy nhớ. Đối với chàng thiết kế, đó là qui chuẩn thiết kế nội bộ, những kiểu cách thường được tán thành, sự đúng sai của bản Text mình nhận được. Đối với một nhân viên Marketing đó là sự quan trọng của nhiệm vụ với chiến dịch, mức gấp gáp của tiến độ, kiểu cách của thông điệp phù hợp với thương hiệu và lường trước phản ứng của khách hàng.

    Bất cứ một tổ chức nào cũng đều mong muốn giữ chân và bồi dưỡng những nhân sự thuộc nấc thang này. Đó là những người có ý thức và trách nhiệm. Một công việc ổn định, một tương lai thăng tiến có lộ trình là điều có thể hy vọng.

    Người “biết ý” có thể còn thiếu sót về “biết làm” nhưng thường được châm trước nhờ thái độ, như câu châm ngôn “thái độ hơn trình độ” phổ biến hiện nay.

    BIẾT VIỆC

    Cao hơn “biết ý”, nhân sự “biết việc” phải tự học hỏi để giảm sự hỗ trợ của cấp trên hay đồng nghiệp trong giải quyết vấn đề. Người biết việc, biết học hỏi và đưa giá trị của kinh nghiệm vào kết quả. Đặc biệt là luôn nắm rõ quy trình, tạo được thặng dư về hiệu suất, phối hợp được với nhân sự, phòng ban khác.

    Một loạt ví dụ cho việc này là người thư ký biết được các tiêu chuẩn của lãnh đạo để truyền đạt và phối hợp với những nhân sự khác tạo ra kết quả không phải chỉnh sửa nhiều lần. Đối với anh thiết kế, đó là biết tự lưu trữ các ấn bản để tái sử dụng tài nguyên khi cần, biết phải nhập Text ở đâu, gửi Maquette cho ai, giục người nào, trước bao lâu và cần bố trí thời gian như thế nào để việc bản thân giúp hạn in được đảm bảo. Một anh Marketing nhận đề bài là mục tiêu cần đạt, đối tượng mục tiêu, nội dung truyền thông, cách thiết lập nội dung, những bước phải làm tiếp theo.

    Các nhân sự ở mốc này sẽ nhận được sự tin tưởng từ cấp trên, yêu quý từ đồng nghiệp. Họ tự khẳng định được giá trị và thể hiện chuyên môn. Có thể di chuyển từ môi trường làm việc này sang môi trường làm việc khác, mà luôn giữ được tính kế thừa tự thân. Từ đó, tạo nên bề dày năng lực riêng. Họ cũng bắt đầu tự tin gia nhập và được cộng đồng nghề nghiệp thừa nhận.

    “Biết việc” thì chắc chắn phải “biết làm” và cần sự “biết ý”. Tuy nhiên, có thể lại yếu trong biết “Biết tổ chức” và không đảm bảo rằng là “Biết tự chủ”.

    BIẾT TỔ CHỨC

    Những nhân sự thuộc nhóm này bị đòi hỏi về trình độ tổ chức và quản lý, trước tiên là quản lý bản thân. Được yêu cầu thể hiện được nhiều năng lực về quản trị và sự linh hoạt. Đó là, lập kế hoạch, xác định tiến độ, phân bổ các bước, tạo lập qui trình phối hợp, xây dựng những chiến dịch phức tạp và hiểu về mục tiêu cần đạt thông qua việc biết tạo lập biểu mẫu báo cáo,… Đặc biệt là những hiểu biết nhất định nhằm lường trước về rủi ro và có khả năng ứng biến khi phát sinh ngoài kế hoạch.

    Điều khiến “biết tự quản” trở thành một nấc thang đáng giá là yêu cầu bắt buộc phải có năng lực giải quyết vấn đề, dễ hòa nhập với môi trường mới. Đặc biệt, “biết làm” tất cả các khâu trong kế hoạch, dù trực tiếp hay gián tiếp (bằng cách tìm được người thực hiện phù hợp).

    Qua sự “biết tổ chức” của những người này, họ có thể tìm thấy sự quý trọng từ những người trong nghề và tổ chức, bởi là người chủ động làm được việc, lại có thể kết nối một cách có hiệu quả với những người khác trong chính nội bộ của mình, cũng như có được mạng lưới kết nối hỗ trợ bên ngoài. Nhiều kỹ năng mềm đã được rèn luyện từ trước và cần được vận dụng cho mốc này.

    Để “biết tổ chức” chắc chắn cần được mức “Biết việc” và “Biết ý”.

    BIẾT TỰ CHỦ

    Đây là mức cao nhất trong Thang chuyên nghiệp của một nhân sự trong tổ chức nhưng có hai thái cực, đó là nói về những người chuyên nghiệp và những kẻ không chuyên.

    Bởi những người thuộc nhóm này không hẳn là những người có chức vụ cao, phải “Biết tổ chức” hay “biết tất”. Mà đôi khi họ chỉ đơn giản là người “Biết làm”. Bởi, tự chủ đối với họ là sự dễ dàng di chuyển trên thị trường.

    Đó có thể là một cán bộ có chuyên môn cao trong một ngành hẹp đang khát nhân lực hoặc một nhân viên bình thường chấp nhận “giữ mình” luôn ở mức “lương phù hợp”. Cả hai thái cực này đều có được nhiều cơ hội di chuyển.

    Để đạt được tự chủ, là điều tương đối đơn giản bởi đó là cái một người có thể “chọn”. Giống như bạn có thể cố gắng để lấy một nàng công chúa hay nhàn nhã để kết đôi với một thường dân. Đơn giản, đó là điều bạn thích. Nói theo một cách khác, trong mọi tổ chức luôn tồn tại những cá nhân muốn làm vừa đủ, nhận lương vừa đủ để giữ một chỗ làm và dành thời gian còn lại cho các sở thích riêng, với nguồn thu nhập từ công việc khác hỗ trợ. Đó là thái cự không chuyên.

    Theo mức độ ngược lại, nấc thang “biết tự chủ” là những cá nhân lấy thị trường tự do làm tham chiếu. Đồng thời, nghiêm túc theo đuổi mục tiêu của tổ chức mà mình đang gắn bó. Như mỗi cầu thủ bóng đá có thể đi qua nhiều câu lạc bộ khác nhau trong sự nghiệp, với mức giá niêm yết trên thị trường thay đổi theo từng mùa nhưng ở câu lạc bộ nào cũng thể hiện hết mình. Để nâng giá trị của bản thân thông qua đóng góp cho tổ chức.

    Những người thuộc nấc này, tại thái cực chuyên nghiệp nhất, chắc chắn “biết tổ chức”, biết chọn lựa giữa làm và không làm, có ý tưởng và muốn thử, chịu được trách nhiệm, ưa thử thách và chấp nhận rủi ro của thất bại. Tuy nhiên, họ cũng chỉ thể hiện được khi tổ chức có sự phân cấp và những mục tiêu lớn cần đạt. Ở mức cao nhất của nhóm này chính là những người có năng lực tự doanh.

    Biên soạn theo Trí thức trẻ

    Nik #NguyenThanhTien #dautu #phattrienbanthan #batdongsan

  • Thế giới bên ngoài chỉ là tấm gương phản ánh thế giới nội tâm của bạn

    Có câu chuyện kể rằng, một đôi vợ chồng trẻ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi.
    “Tấm vải bẩn thật” – Cô vợ thốt lên. “Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một loại xà phòng mới thì giặt sẽ sạch hơn”. Người chồng nhìn cảnh ấy nhưng vẫn lặng im. Thế là, vẫn cứ lời bình phẩm ấy thốt ra từ miệng cô vợ mỗi ngày, sau khi nhìn thấy bà hàng xóm phơi đồ trong sân.
    Một tháng sau, vào một buổi sáng, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cô nói với chồng: “Anh nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết cách giặt tấm vải rồi. Ai đã dạy bà ấy thế nhỉ?”
    Người chồng đáp: “Không. Sáng nay anh dậy sớm và đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”.
    Thực ra mỗi người trong chúng ta, ít nhiều cũng đều giống như cô vợ trong câu truyện kia. Chúng ta đang nhìn đời, nhìn người qua lăng kính loang lổ những vệt màu của cảm xúc, bám dày lớp bụi bặm của thành kiến và những kinh nghiệm thương đau. Chúng ta trở nên phán xét, bực dọc và bất an trước những gì mà tự mình cho là “lỗi lầm của người khác”.
    Cách mà chúng ta nhìn người khác, thực chất là đang phản ánh nội tâm của chính mình. Một người đang túng thiếu sẽ thấy khó chịu với những ai dư giả. Một người sân hận sẽ luôn thấy người khác công kích và chọc tức mình. Một người không thành thật sẽ thấy mọi người đầy giả trá. Tất cả những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực đó, đều khởi sinh từ một tâm thức thiếu bình an. Nên điều mà chúng ta cần làm, là quay trở vào bên trong để nuôi nưỡng mảnh đất tâm mình vốn đang ngập đầy giông bão.
    Cuộc đời này ngắn lắm, chúng ta không thể quyết định được chiều dài của sinh mệnh, nhưng có thể tùy ý sử dụng chiều sâu của sinh mệnh, nhìn thế giới một cách thông suốt, giữ bình an nội tâm, không phê phán, hơn thua.
  • 10 điều bi ai của dân tộc Việt

    Từ năm 1907 Phan Châu Trinh đã chỉ ra “10 điều bi ai của dân tộc Việt”:

    1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đọa đày.

    2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.

    3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.

    4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.

    5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.

    6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.

    7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.

    8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè, cờ bạc, bỏ bê công việc.

    9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời, khấn Phật.

    10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…

    Trích: “Tỉnh quốc hồn ca”

    Ảnh: Phan Châu Trinh và con trai Phan Châu Dật.

  • TẠI SAO CẦN PHẢI HỌC CÁCH KIỀM CHẾ CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN?

    1. Cãi nhau với em trai, tôi tức giận đưa tay đ.ánh nó, nó khóc: “Sau này chị lên trường, em không bao giờ mong chị về nữa!” Nghe xong mà không thể giận nổi nữa. Bản thân tôi cứ hay làm quá tâm trạng mình, vậy nên thường xuyên làm tổn thương những người thân yêu nhất, gần gũi nhất.

    2. Tất cả những cảm xúc của con người đều là sự ph.ẫn n.ộ dành cho sự bất lực của bản thân.

    3. Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi giận. Nếu bạn sai, bạn không có tư cách nổi giận.

    4. Nổi giận là bản năng, khống chế cảm xúc là bản lĩnh.

    5. Nếu bạn không làm chủ được cảm xúc của mình, bạn sẽ trở thành nô lệ của cảm xúc.

    6. Cái gì cũng nói toạc ra, cái gì cũng bộc phát hết không phải là thẳng tính, mà là thiếu giáo dục.

    7. Điện thoại rất đắt, chuột rất đắt, máy tính cũng rất đắt. Không khống chế được cảm xúc mà quăng quật nó thì lấy đâu ra tiền mà mua lại.

    8. Rất dễ bị người ta đổ cho việc giáo dưỡng có vấn đề, làm xấu mặt bố mẹ. Xúc động không thể giải quyết được vấn đề gì, ngược lại, còn dễ tạo thành mâu thuẫn.

    9. Sai lầm lớn nhất của chúng ta chính là lưu lại tất cả những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực nhất cho những người thân yêu nhất.

    10. Vì bố tôi không phải tỷ phú, người yêu tôi không phải đại gia, tôi không giỏi, không đẹp, không có khả năng muốn làm gì thì làm. Vậy nên phải học được cách kiềm chế bản thân, để trở thành một người bình thường không tầm thường.

    11. Bố tôi vừa mua một cái smartphone, hỏi tôi cách mở wifi, tôi nói mà ông mãi không hiểu, tôi nhắc lại ông vẫn nói là ông không biết. Lúc ấy tôi ức chế, gào lên: “Thôi, bố đừng hỏi nữa, con không biết đâu!” Không biết khi ấy bố tôi đau lòng như thế nào. Ngày nhỏ, khi tôi chưa biết thứ gì, bố tôi đã kiên nhẫn dạy tôi bước đi, dạy tôi học nói, dạy tôi ăn cơm… Giờ mỗi lần nghĩ lại đều thấy hối hận…

    12. Hai năm học nói, cả đời học im lặng.

    13. Không thể vừa xấu, vừa lùn lại còn xấu tính đúng không?

    14. Đừng để những cảm xúc tiêu cực hiển hiện trên khuôn mặt, vì đó là một loại biểu tình khiến người khác chán ghét.

    15. Nếu ngay cả cảm xúc của bản thân mà còn không khống chế được thì dù cho bạn cả thế giới, sớm hay muộn bạn cũng sẽ ph.á h.ủy tất cả.

    16. Có một lần tôi tắm cho c.o.n ch.ó nhà tôi, không cẩn thận làm nó đau, nó quay đầu lại nhe răng định c.ắn tôi, nhưng cuối cùng lại quay đầu lại khẽ gừ một tiếng rồi thôi. Ngay cả động vật còn biết khống chế chính mình, chẳng lẽ con người lại không làm được.

    17. Tất cả những cảm xúc không tốt, đơn giản đều đến từ kì thi, mập lên, thiếu tiền và không có người yêu.

    18. Tính tốt là do cọ xát nhiều mà thành, tính xấu là do bị chiều mà ra. Người sửa được tính cách của bạn là người bạn yêu, người chịu được tính cách của bạn là người yêu bạn.

    19. Bạn có thể sẽ không bao giờ biết được những lúc bạn không khống chế được tâm trạng của bạn, bạn đã nói ra những lời nói làm tổn thương người khác nhiều như thế nào.

    20. Vì tôi biết sau này tôi nhất định sẽ hối hận.

    21. Vấn đề có thể mang đến rất nhiều cảm xúc, nhưng cảm xúc cũng không giải quyết được vấn đề.

    22. Một lời hay có thể sưởi ấm cả mùa đông, một câu không hay làm rét lạnh cả tháng Sáu. Bạn sẽ không biết được một lời buột miệng lúc nóng giận của bạn có thể tổn thương người khác như thế nào, kể cả đó là những người thân thiết nhất. Càng trưởng thành càng phải học được cách bao dung, học được cách khống chế cảm xúc. Đừng để những xúc động nhất thời khiến bạn vuột m.ất người bạn yêu thương nhất.

    23. Có ít cảm xúc tiêu cực hơn, bạn sẽ thấy cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.

    24. Sống trên đời chỉ cần một chữ “Nhẫn”. Hồi bé cần nhịn đi chơi, cố gắng học hành. Lớn rồi nhịn thói lười biếng, cố gắng làm việc… Con gái nhịn ăn để giữ dáng. Con trai nhịn ham muốn, không để biến thành d.ung t.ục… Những người ngay cả cảm xúc của bản thân còn không khống chế được, thì làm sao mà khống chế được cuộc đời mình.

    25. IQ đã thấp thì không thể khiến EQ cũng thấp theo được.

    Nguồn: Sưu tầm

  • 7 CÂU NÓI CHA MẸ NÊN VÀ KHÔNG NÊN DÙNG KHI TRÒ CHUYỆN VỚI CON TUỔI TEEN

    Cha mẹ thường vô tình thốt ra những lời nói khiến đứa trẻ cảm thấy mình không được thừa nhận và trở nên bướng bỉnh hơn. Dưới đây là 7 mẫu câu cha mẹ nên nói và không nên nói với trẻ, đặc biệt ở tuổi teen.

    7 CÂU NÓI NÊN DÙNG THƯỜNG XUYÊN:

    1. “Con nghĩ thế nào?”  Quyền được quyết định là rất quan trọng, đặc biệt đối với một đứa trẻ vị thành niên. Việc được bố mẹ hỏi ý kiến khiến trẻ cảm thấy mình được tôn trọng và quan tâm, kể cả khi bố mẹ không làm theo tất cả những gì trẻ nói.

    2. “Bố mẹ rất vui vì có con”. Phụ huynh hãy nhớ rằng trẻ em lớn lên thông qua sự bao bọc, bảo vệ của người lớn cho đến khi trưởng thành. Trong thời thơ ấu, hãy để cho trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho mình. Cha mẹ nên đánh giá cao những thành tích mà trẻ đạt được, dù là lớn hay nhỏ.

    3. “Con có muốn bố/mẹ ôm không?” Trong quá trình trưởng thành của mình, trẻ cũng gặp rất nhiều khó khăn và đôi khi có cả những đau buồn khiến chúng khóc hết nước mắt (ví như khi làm mất món đồ, chia tay người bạn thân). Đó là những thời điểm mà trẻ dễ bị tổn thương và rất nhạy cảm. Trong những thời điểm đó, thậm chí bạn không cần hỏi điều gì mà hãy ôm con vào lòng.

    4. “Bố mẹ tin con.” Sự tin tưởng không phải là để nói chơi. Một khi bạn đã hướng dẫn hay giao cho trẻ làm một việc gì đó, hãy nói ra 3 tiếng này để khích lệ trẻ.

    5. “Bố mẹ tự hào về con.” Việc khuyến khích trẻ có thể giúp thắt chặt hơn mối liên kết giữa con cái và cha mẹ. Hãy để trẻ biết bạn tự hào về con người mà bé đang cố gắng trở thành như thế nào.

    6. “Con là một chàng trai/cô gái đặc biệt” đây là từ rất có ý nghĩa với tất cả trẻ em, nó sẽ thúc đẩy sự tự tin của trẻ, giúp trẻ dễ dàng cởi mở với bố mẹ hơn, tin tưởng bố mẹ hơn…

    7. “Bố, Mẹ yêu con.” Yêu là một từ có quyền lực vô hạn đối với người bạn đời của bạn nhưng bạn cũng có thể dùng nó để nói với con cái của mình trong những trường hợp đặc biệt. Nó khiến con bạn hạnh phúc hơn và gần gũi với bạn hơn.

    7 CÂU NÓI KHÔNG NÊN SỬ DỤNG:

    1. “Tại sao con không thể giống bạn A, B, C…?” Rất nhiều trường hợp trẻ em tự tử do áp lực từ bạn bè và cha mẹ. Cha mẹ hãy ngừng ngay những câu so sánh như thế này.

    2. “Sao con lười thế.” Điều bạn cần làm là hãy dừng việc la mắng con, đừng quá cầu toàn, hãy khuyến khích con làm những việc mà con có thể làm và hứng thú, hoặc cùng con làm những việc mà bạn cho là con cần làm.

    3. “Mẹ đã nói với con rồi mà…” Khi bé gặp rắc rối do cố tình làm một việc gì mà trước đó bạn đã không đồng ý, bạn tưởng “Mẹ đã nói rồi mà” là câu tuyệt vời để bé “tỉnh ngộ” và nhận ra sai lầm của mình, thực tế nó chỉ khiến tình hình xấu hơn mà thôi. Bé có thể tiếp tục vẫn làm những điều bị cấm đoán hoặc chẳng dám làm gì cả và trở nên nhút nhát.

    4. “Bởi vì mẹ đã nói thế, nên con phải nghe mẹ.” Câu này đã cướp của con bạn nhiều quyền tự chủ cần thiết và có thể để đẩy đứa trẻ làm những việc tồi tệ hơn trong sự tức giận và chống đối.

    5. “Có gì đâu mà lo/ có gì đâu mà buồn”- đây chính là một sai lầm lớn nhất của phụ huynh. Nghe câu “Đừng lo lắng” khiến trẻ có cảm giác rằng cha mẹ không quan tâm đến cảm xúc và những lo lắng của trẻ. Trong những tình huống như thế này, cha mẹ hãy tỏ ra quan tâm đến trẻ hơn và có cách tiếp cận tích cực hơn.

    6. “Đừng có làm như thế, nếu không thì”. Mỗi cá nhân có một phong cách làm việc hay xử lý tình huống khác nhau. Vì vậy nếu trẻ làm một việc theo cách khác bạn vẫn làm nhưng vẫn đảm bảo an toàn thì bạn cứ để cho trẻ làm.

    7. “Đừng chơi với bạn A, B, C…” Bạn bè có ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ vị thành niên. Buộc trẻ phải kết bạn với một nhóm nhất định có thể khiến suy nghĩ của trẻ bị thu hẹp và hoặc khiến trẻ ngày càng rời xa những lời bạn nói. Tuy nhiên, nếu bạn chắc chắn trẻ đã sai lầm khi kết bạn với một ai đó, cần nói rõ việc kết bạn với những người như thế có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ như thế nào. Có thể lấy một vài trường hợp cụ thể làm ví dụ.

    Nguồn: sưu tầm

    #DrErnestWong

  • Những công cụ SEO hữu ích

    Phân tích từ khoá

    + Keywordtool (https://keywordtool.io/) – free

    + Kwfinder (https://kwfinder.com/) – free vs có phí

    + Writerzen (https://app.writerzen.net/) – có phí

    + Keywordplanner (https://ads.google.com/) – có phi

    + Ahrefs (https://ahrefs.com/) – Có phí

    + Keywordinsights (https://www.keywordinsights.ai/) – có phí

    + Google Sheet.

    Tối ưu website

    + SEO Power Suite ( tool Website Auditor) – Có phí

    + SEO Screaming Frog – Có phi (Có share liscense)

    + Ahrefs (https://ahrefs.com/) – Có phí

    Cơ bản mình dùng SEO Power Suite và Screaming Frog là chính, Ahrefs tổng quan check tối ưu khá ổn nhưng chuyên sau thì có chút thua kém.

    Check ranking website

    + SEO Power Suite ( tool Rank Tracker) – Có phí

    + Tay ( free trường tồn)

    + Serprobot – Cũng hay nhưng rank check tỉ lệ chính xác không chuẩn lắm nếu SLL từ khoá.

    Có khá nhiều tool check rank ngoài thị trường, nhưng với SLL từ khoá thì ranking check lại không chính xác như Rank Tracker.

    Tối ưu liên kết

    + Google Search Console – Free

    + SEO Power Suite ( tool Link Assistant) – Có phí

    + Ahrefs (https://ahrefs.com/) – Có phí

    + SEO Power Suite ( tool SEO Spyglass) – Có phí

    Có nhiều chức năng rất hay ở SEO Spyglass mà Ahrefs không có, nhất là trong trường hợp website bị bắn link bẩn mà bạn check bằng Ahrefs không thấy thì có thể sử dụng SEO Spyglass, biết đâu bạn sẽ thấy điều bất ngờ.

    Content website

    + Writerzen (https://app.writerzen.net/) – có phí

    + Pageoptimizer (https://app.pageoptimizer.pro/) – có phi ( 87$/ tháng)

    Mình đánh giá rất cao WriterZen trong việc hỗ trợ và build content, nhất là ở ngôn ngữ tiếng Việt. Còn tiếng Anh mình sẽ dùng Page Optimiizer Pro.

    Có thể dùng Ahrefs để check thêm và lấy list từ khoá KD thấp (0-1) có volume cao để viết bài nhằm cover nhiều từ khoá.

    Tool Index

    + TopZ (https://topz.vn/cong-cu-lap-chi-muc) – free

    + Lar index (https://lar.vn/) – có phí

    + Sinbyte (https://sinbyte.com) – có phí

    + Linkprocessor – có phí

    + Indexification ( http://www.indexification.com) – có phí

    Về cơ bản Sinbyte vẫn được đánh giá là công cụ hỗ trợ index tốt nhất hiện tại, còn Topz là công cụ mới miễn phí khá hay dành cho người có nhu cầu index số lượng ít, Larr nghe nói đã fix lại hỗ trợ index tốt hơn. Còn 2 tool còn lại thì index backlink SLL giá khá hạt dẻ.

    Giải Captcha

    + Deathbycaptcha ( https://www.deathbycaptcha.com ) – có phí

    + Captchatronix ( http://www.captchatronix.com/ ) – có phí

    Deathbycaptcha vẫn là tool mình xài nhiều hơn, nhưng giờ đã ít xài do không có nhu cầu giải capcha số lượng lớn nữa.

    Mua Proxies

    + Buyproxies ( https://buyproxies.org/) – có phí, mua gói semi là xài nhẹ nhàng thoải mái.

    Addon support SEO

    + Nord VPN ( 5$/ tháng) – Đổi IP

    + Moz Bar ( Free) – Check DA – PA

    + Noffolow (free) – Check link No – Doffolow

    + SEO Quake ( Phân tích onpage cơ bản

    + quick javascript switcher ( gỡ block copy content website)

    + SEO minion ( từ khoá liên quan)

    + Word Counter Plus ( Đếm mật độ từ khoá)

    + Lighthouse – Công cụ cải thiện điểm chất lượng website

    + Webpagescreenshot – Chụp ảnh full website

    Còn rất nhiều các công cụ khác hỗ trợ trong việc phân tích và xây dựng kế hoạch SEO, ở đây mình không share về build link vì mình thực ra cũng không phải trường phái build link SEO, đa phần đã có các NCC bên ngoài thực

  • 26 CÂU NÓI CÓ THỂ THAY ĐỔI HOÀN TOÀN CUỘC ĐỜI BẠN!

    1. Đừng quá khắt khe với chính mình. Sẽ có rất nhiều người sẵn sàng làm điều đó cho bạn. Hãy yêu lấy bản thân mình và tự hào về mọi thứ bạn làm. Thậm chí những sai lầm cũng có nghĩa là bạn đang cố gắng. – Khuyết danh

    2. Càng nói ít, càng nghe được nhiều. – Alexander Solshenitsen

    3. Không có hành động tử tế nào, dù nhỏ, lại bị xem là lãng phí. – Aesop

    4. Không ai cần đến một nụ cười nhiều như người không thể cho đi nụ cười. – Khuyết danh

    5. Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần bị vấp ngã. – Khuyết danh

    6. Rất nhiều người không dám nói lên những gì họ muốn. Đó là lý do tại sao họ không có được những gì họ muốn. – Madonna

    7. Khi trưởng thành, tôi ngày càng ít quan tâm đến những gì mọi người nói. Tôi chỉ xem những gì họ làm được. – Andrew Carnegie

    8. Kiên trì làm việc tốt sẽ mang lại nhiều thứ. Như mặt trời có thể làm tan băng, lòng tốt có thể làm bốc hơi sự hiểu lầm, hoài nghi và thù địch. – Albert Schweitzer

    9. Bắt đầu từ hôm nay, hãy đối xử với những người bạn gặp như thể họ sẽ ra đi vào nửa đêm. Hãy cho họ tất cả sự quan tâm, lòng tốt, và sự thấu hiểu mà bạn có. Cuộc sống của bạn sẽ khác đi mãi mãi. – Og Mandino

    10. Bạn có thể kết bạn được nhiều hơn trong vòng hai tháng bằng cách quan tâm đến người khác hơn là hai năm cố gắng bắt người khác quan tâm đến bạn. Nói cách khác, muốn có bạn, trước tiên hãy là một người bạn. – Dale Carnegie

    11. Tình bạn là một tâm hồn trú ngụ trong hai cơ thể. – Aristotle

    12. Tôi tiến bộ bằng cách ở cạnh với những người tốt đẹp hơn mình và lắng nghe họ. Và tôi giả sử rằng mọi người đều tốt đẹp hơn tôi ở một mặt nào đó. – Henry J. Kaiser

    13. Khi bạn ganh tị với những người thành công, bạn tạo ra một lực hấp dẫn tiêu cực đẩy lùi bạn ra khỏi những việc bạn nên làm để thành công. Khi bạn ngưỡng mộ những người thành công, bạn tạo ra một lực hấp dẫn tích cực kéo bạn ngày càng đến gần với con người mà bạn muốn trở thành.- Brian Tracy

    14. Tranh cãi với một kẻ ngốc sẽ chứng minh rằng có hai kẻ ngốc. – Doris M. Smith

    15. Những người làm việc cùng bạn phản ánh thái độ của bạn. Nếu bạn đa nghi, không thân thiện và hạ mình, bạn sẽ nhìn thấy tất cả những đặc điểm không tốt đó dội lại bạn. Nhưng nếu bạn thể hiện những hành vi đẹp nhất, bạn cũng sẽ thấy được những điều tốt đẹp nhất ở những người làm việc chung với bạn. – Beatrice Vincent

    16. Một ông chủ tạo ra sự sợ hãi, một người lãnh đạo tạo ra sự tin cậy. Ông chủ tập trung vào việc đổ lỗi, người lãnh đạo khắc phục sai lầm. Ông chủ biết tất cả, người lãnh đạo đặt câu hỏi. Ông chủ làm cho công việc trở nên cực nhọc hơn, người lãnh đạo làm cho công việc thú vị. Ông chủ chỉ quan tâm đến bản thân mình, còn người lãnh đạo thì quan tâm đến cả nhóm. – Russell H. Ewing

    17. Bạn có một món quà có một không hai dành cho thế giới này. Hãy thành thật với bản thân, đối tốt với bản thân, đọc và học về mọi thứ mà bạn quan tấm đến, và hãy tránh xa những người muốn kéo bạn xuống. Khi bạn đối tốt với bản thân và trân trọng mọi thứ xung quanh bạn, bạn sẽ tặng cho thế giới này một món quà tuyệt vời…đó chính là bạn! – Dr. Steve Maraboli

    18. Hãy ghi nhớ 3 điều: cố gắng, kiên định, tin tưởng.

    Cố gắng cho một tương lai tốt hơn

    Kiên định với công việc

    Tin tưởng vào bản thân

    Và thành công sẽ thuộc về bạn – Khuyết danh

    19. Khi người khác hỏi những điều mà bạn không muốn trả lời, xin hãy cười và nói “tại sao bạn lại muốn biết điều đó?” – Khuyết danh

    20. Bất luận lúc nào khi bạn nghe điện thoại, khi nhấc điện thoại lên xin bạn hãy cười lên, vì đối phương sẽ cảm nhận được nụ cười của bạn! – Khuyết danh

    21. Cuộc sống vốn không công bằng, hãy tập quen dần với điều đó. – Bill Gates

    22. Lưỡi không xương nhưng đủ sức mạnh để làm tan nát một trái tim… vì thế hãy cẩn thận với ngôn từ của bạn. – Khuyết danh

    23. Đừng bao giờ cố giải thích vấn đề của bạn với bất cứ ai. Bởi vì những người tin tưởng bạn sẽ không cần điều đó còn những người không thích bạn họ sẽ không tin lời bạn đâu. – Khuyết danh

    24. Nhu cầu cơ bản nhất của con người là nhu cầu thấu hiểu và được thấu hiểu. – Ralph Nichols

    25. Cuộc sống giống như một cuốn sách. Một vài chương khá buồn, một số chương hạnh phúc và một số chương rất thú vị. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ lật thử một trang bạn sẽ không bao giờ biết được những gì ở chương tiếp theo. – Khuyết danh

    26. Tiền xu luôn gây ra tiếng động… nhưng tiền giấy lại luôn im lặng. Vì thế khi giá trị của bạn tăng lên, hãy giữ cho mình luôn khiêm tốn và nói ít đi. – Khuyết danh

    Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ !

    ———

    Nguồn: Sưu tầm

  • AI THÔNG MINH HƠN: NGƯỜI ÍCH KỶ HAY NGƯỜI HÀO PHÓNG?

    Năm 1992, một CEO trẻ tuổi tên là Kurt Herwald đã cho đi nửa triệu đôla thuộc công ty của anh. Công ty đó tên là Stevens Aviation, đã từng quảng cáo với khẩu hiệu “Plane Smart”. Do không biết Stevens có bản quyền cho câu khẩu hiệu đó, Southwest Airlines đã phát động một chiến dịch quảng cáo với khẩu hiệu “Just Plane Smart”.
    Vào thời điểm đó, theo như ghi nhận từ giáo sư trường Harvard, Robert Bordone thì chưa có công ty nào là lớn cũng như nổi tiếng. Một vụ kiện sẽ làm Southwest tiêu tốn nửa triệu đôla, và chiến dịch của Southwest không thực sự gây thiệt hại cho Stevens. Southwest Airline thì có khách hàng mục tiêu là những khách hàng cá nhân, còn Stevens thì nhắm vào mảng khách hàng doanh nghiệp. Herwald đã quyết định tặng câu khẩu hiệu cho Southwest, không đòi hỏi nhận lại điều gì cả. Đây có phải là một quyết định khôn ngoan?
    Hầu hết mọi người nói không; một người thông minh sẽ không cho đi câu khẩu hiệu. Sau tất cả, người thông minh là người lý trí, tính toán, sắc sảo – chứ không giúp đỡ, quan tâm và từ bi. Để làm rõ ý, hãy tưởng tượng về 2 người, Einstein và Bozo, sắp đưa ra sự lựa chọn về việc cho tiền một người lạ. Einstein rất thông minh, thuộc 20% người thông minh hàng đầu của dân số theo bài kiểm tra trí tuệ. Bozo kém thông minh hơn, thuộc 20% người có IQ thấp nhất. Họ đều có 4 đôla để cho một người lạ. Họ cho đi bao nhiêu thì họ sẽ mất số tiền, nhưng số tiền sẽ được tăng gấp đôi cho người lạ. Ai sẽ cho nhiều hơn?
    Khi các nhà tâm lý người Hà Lan yêu cầu mọi người dự đoán liệu ai sẽ cho nhiều hơn, những dự đoán của họ phụ thuộc vào liệu động cơ của họ thiên về việc cho hay nhận. Họ đã tự tin rằng Einstein sẽ có sở thích giống họ – sự lựa chọn lý trí là hành động mà chúng ta sẽ làm theo. Những người nhận, người làm theo lối tiếp cận có lợi cho bản thân, mong đợi Bozo sẽ cho nhiều gấp đôi Einstein. Theo quan điểm của một người nhận thì những người hào phóng là người ngây thơ; người thông minh hơn sẽ tối đa hóa những lợi ích cá nhân của họ. Nhưng đối với những người cho, những người thích giúp đỡ người khác, lại đưa ra dự đoán ngược lại: họ mong đợi Einstein cho nhiều hơn Bozo 56%. Theo quan điểm của một người cho, những người nhận là thiển cận và không thông minh; người khôn ngoan sẵn sàng cho đi khi những lợi ích của người khác vượt những phí tổn cá nhân. Vậy ai đúng?
    Trong một loạt thực nghiệm do nhà tâm lý trường đại học Yale, David Rand dẫn đầu, những sự lựa chọn thực sự của con người đã thay đổi dựa vào việc liệu họ có thời gian để suy nghĩ không. Khi họ có ít hơn 10 giây để chọn, hơn 55% người cho. Nhưng khi họ có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ thì tỷ lệ người cho giảm xuống, ít hơn 45% cho. Điều này tuân theo một kiểu mẫu mà Rand và cộng sự gọi là sự cho đi tự phát và lòng tham có tính toán. Khi những quyết định của chúng ta bị thống trị bởi cảm xúc và bản năng, chúng ta hành động một cách hào phóng. Khi chúng ta có thời gian để phân tích một cách lý trí những lựa chọn, chúng ta trở nên ích kỉ hơn. Thoạt đầu, điều này dường như cho rằng người thông minh có nhiều khả năng nhận hơn là cho.
    Kurt Herwald không nghĩ vậy. Qua 3 năm sau khi anh cho Southwest Airlines câu khẩu hiệu, thu nhập của Stevens đã tăng từ 28 triệu đôla lên đến hơn 100 triệu đôla. Theo Herwald, quyết định của anh về câu khẩu hiệu là một động lực lớn của sự thành công của công ty.
    Nhất quán với lập luận của Herwald, 3 nhóm các nhà nghiên cứu khác nhau đã thu thập được bằng chứng cho thấy người thông minh hơn cho đi nhiều hơn.
    Bằng chứng A: Các nhà nghiên cứu người Bỉ đã yêu cầu hàng trăm người làm một bài kiểm tra trí tuệ được chuẩn hóa. Họ phải xử lí nhiều vấn đề phức tạp nhất có thể trong một khoảng thời gian giới hạn. Sau đó họ được phân thành các nhóm 4 người, và phải đưa ra những lựa chọn về việc liệu có lấy các nguồn lực cho bản thân hay là cho chúng cho nhóm. ¼ những người tham gia đã hành động như những người cho, đóng góp hơn 75% những nguồn lực của họ cho nhóm.
    Những người cho đó đã thực hiện bài kiểm tra trí tuệ tốt hơn đáng kể so với những người khác. Những người cho có số điểm cao hơn 12% so với những người khác, trung bình giải quyết được hơn 33 vấn đề đúng trong 15 phút – những người phân chia nguồn lực một cách công bằng hoặc giữ lại phần lớn cho bản thân họ, mỗi người trung bình giải quyết được ít hơn 30 vấn đề đúng. Những người cho cũng thực hiện tốt hơn ở bài đánh giá trí tuệ khác: những thời gian phản ứng. Họ có khả năng bấm những con số đúng trên một bàn phím nhanh hơn những người nhận. Những người cho có thể thông minh hơn những người nhận?
    Bằng chứng B: Nhà kinh tế Russell James đã phân tích cẩn thận một nghiên cứu về một mẫu đại diện gồm hàng ngàn người Mĩ trên 50 tuổi, tìm kiếm những mối quan hệ giữa trí tuệ và kiểu cho. Những người có điểm IQ cao hơn có nhiều khả năng cho tiền từ thiện – ngay cả sau khi kiểm soát thu nhập, sự giàu có, sức khỏe, trình độ giáo dục và tuổi tác của họ.
    Bằng chứng C: Các nhà nghiên cứu Bruce Barry và Ray Friedman đo trí tuệ của gần 100 người đàm phán bằng cách sử dụng những vấn đề số lượng, lời nói và phân tích lâp luận. Sau đó, những người tham gia đàm phán mua và bán một tài sản theo các cặp những người mua và những người bán. Barry và Friedman phát hiện thấy những người đàm phán thông minh hơn thực sự đã cho đi nhiều giá trị hơn cho đối tác của họ ở cuối buổi thỏa thuận mua bán.
    Tại sao người thông minh hơn sẽ cho đi nhiều hơn? Bằng chứng này tương đối mới, nhưng 2 lời giải thích có liên quan là đạt được sự tiến bộ. Thứ nhất, bạn càng thông minh, bạn càng xuất sắc trong việc phân tích những mối quan tâm của người khác. James viết “người có khả năng nhận thức cao hơn có thể hiểu được những nhu cầu của những người xa lạ khác tốt hơn.” Thứ hai, bạn càng thông minh, bạn càng bác bỏ lối suy nghĩ thắng-thua, được-mất. Như Barry và Friedman giải thích “Người đàm phán thông minh hơn dường như có thể hiểu được những mối quan tâm đích thực của đối tác và do đó mang lại cho họ những cuộc giao dịch tốt hơn với phí tốn ít cho anh ấy.” Được trang bị vốn kiến thức phong phú hơn về những nhu cầu của người khác, bạn có thể trở nên sáng tạo hơn trong việc phát hiện thấy những thứ để cho người khác mà không làm mất của bạn điều gì – hoặc thậm chí có lợi cho bạn.
    Thông minh không có nghĩa là trở thành người keo kiệt, và quan tâm không có nghĩa là không có não. Trong thực tế, trí tuệ và sự quan tâm đến người khác thường đi cùng nhau. Điều này không có nghĩa là bạn thông minh thì cứ việc cho đi mọi thứ mà không nhận lại được bất kì thứ gì. Chìa khóa ở đây là sử dụng sức mạnh trí tuệ để đảm bảo rằng phần đóng góp của chúng ta cho người khác không gây thiệt hại đến lợi ích của ta.