Blog

  • 50 QUY TẮC TRÊN MÂM CƠM VIỆT

    1. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.
    2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.
    3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.
    4. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.
    5. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.
    6. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.
    7. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.
    8. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa
    9. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.
    10. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.
    11. Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.
    12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.
    13. Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.
    14. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.
    15. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.
    16. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.
    17. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.
    18. khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.
    19. Khi nhai tối kỵ chép miệng.
    20. Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp]
    21. Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.
    22. Không gõ đũa bát thìa.
    23. Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.
    24. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).
    25. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.
    26. Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.
    27. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.
    28. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.
    29. Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…
    30. Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.
    31. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.
    32. Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.
    33. Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.
    34. Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.
    35. Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.
    36. Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.
    37. Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.
    38. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.
    39. Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.
    40. Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.
    41. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.
    42. Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện
    43. Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.
    44. Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.
    45. Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.
    46. Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.
    47. Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.
    48. Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.
    49. Không được phép quá chén.
    50. Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.
    51. Thôi nhịn, không ăn nữa.
  • 37 NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP CHO ĐÀN ÔNG TỪ NĂM 1875

    Lời tác giả: Trích đoạn dưới đây nằm trong một quyển sách xuất bản năm 1875: A Gentleman’s Guide to Etiquette (Hướng dẫn lễ nghĩa dành cho đàn ông) của Cecil B. Hartley. Những quy tắc của Hartley dù đã hơn 100 năm tuổi, nhưng chúng vẫn còn rất đúng đắn cho đến ngày nay. Trong số đó có một số lời khuyên đắt giá – có khi còn khiến tôi phải phì cười.
    1. Ngay cả khi bạn chắc chắn đối phương sai rành rành, hãy tỏ ra khoan thai, từ chối bàn luận thêm, hoặc khéo léo thay đổi chủ đề, nhưng đừng bướng bỉnh biện giải ý kiến của mình đến khi bạn trở nên tức giận… Có rất nhiều người xem ý kiến của mình là luật lệ, sẽ bảo vệ vị thế của mình bằng những câu từ như: “Nếu như tôi là tổng thống, hay thống đốc, tôi sẽ…” – và với những lý lẽ sục sôi ấy, họ lại chứng minh rằng mình không có khả năng chế ngự tính khí của bản thân, họ sẽ nỗ lực thuyết phục bạn rằng họ hoàn toàn đủ năng lực để điều hành chính quyền đất nước.
    2. Giữ quan điểm chính trị nhất quán nếu có thể, nhưng đừng phô trương nó mọi lúc mọi nơi, và trên hết, đừng cố gắng bắt ép người khác đồng ý với bạn. Bình tĩnh lắng nghe suy nghĩ của họ về cùng một chủ đề, và nếu bạn không thể đồng ý, tranh luận lịch sự, và dù cho đối phương có nghĩ bạn là một nhà chính trị tồi, họ cũng phải thừa nhận rằng bạn là một người đàn ông đích thực.
    3. Đừng gián đoạn lời nói của người khác, nói ra cái tên hoặc ngày tháng mà người khác đang đắn đo là rất thô lỗ, trừ phi họ nhờ đến bạn. Một vi phạm lễ nghĩa nghiêm trọng khác là đoán trước câu chuyện khi người khác đang kể lại, hay cướp lời đối phương và kể lại bằng lời của mình. Một số người viện cớ cho hành vi này, rằng người kể đã phá hư một câu chuyện hay bằng một cách thức tệ hại, nhưng điều này không bào chữa được cho sự việc. Thể hiện cho một người đàn ông hiểu rằng bạn nghĩ người ấy không có khả năng kết thúc một câu chuyện mà chính họ bắt đầu là rất bất lịch sự.
    4. Bạn sẽ trông rất vô giáo dục nếu mang lại bầu không khí mệt mỏi khi người khác đang có một phát biểu dài, cũng như việc nhìn đồng hồ, đọc thư, nghịch nghịch trang sách, hay bất kỳ hành động nào khác cho thấy bạn đang chán ngán người nói hoặc chủ đề đang nói.
    5. Trong cuộc trò chuyện thông thường, đừng bao giờ nói khi người khác đang nói, và cũng đừng bao giờ lên giọng để nhấn chìm người khác. Đừng bao giờ ngạo mạn, hoặc nói chuyện với giọng điệu độc đoán, hãy giữ cuộc trò chuyện luôn hòa nhã và thẳng thắn, không giả tạo.
    6. Trừ phi được yêu cầu, đừng nói về công việc và chuyên ngành của bạn với mọi người, bó hẹp cuộc trò chuyện xung quanh chủ đề chuyên môn của riêng bạn là hành vi thiếu văn hóa và thô lỗ. Hãy giữ chủ đề trò chuyện phù hợp với đối phương. Cuộc trò chuyện chỉ vui vẻ, nhẹ nhàng đôi lúc cũng lạc quẻ như một nhà thuyết giảng ở bữa tiệc nhảy nhót. Hãy giữ cho cuộc trò chuyện nặng nề, nghiêm trọng hay vui vẻ, hân hoan phù hợp với thời điểm hoặc địa điểm.
    7. Trong một cuộc tranh chấp, nếu bạn không thể hòa giải các bên, hãy rút lui. Bạn chắc chắn sẽ có thêm một kẻ thù, hoặc hai, nếu bênh vực bất kỳ ai khi hai bên đã mất bình tĩnh.
    8. Trong một cuộc trò chuyện thông thường, đừng bao giờ cố gắng chỉ tập trung sự chú ý vào bản thân. Một hành vi bất lịch sự khác là trò chuyện với một người trong một nhóm, và lôi họ ra khỏi vòng tròn giao tiếp chung để nói chuyện chỉ với một mình bạn.
    9. Một người đàn ông thông minh và có giáo dục thường rất khiêm tốn. Trong giao tiếp hằng ngày, có thể anh ta cảm thấy mình có nhiều kinh nghiệm học thức hơn những người xung quanh, nhưng sẽ không tìm cách khiến người khác cảm thấy thấp kém hay thể hiện lợi thế của mình trước mặt họ. Anh ta sẽ bàn luận thật đơn giản về chủ đề mà người khác đặt ra, và cố gắng tránh những chủ đề khiến họ không vui vẻ trò chuyện. Tất cả những gì anh nói đều được xem là lịch sự và tôn trọng cảm nhận, suy nghĩ của người khác.
    10. Lắng nghe với sự chú tâm và bầu không khí hứng thú là một thành công vĩ đại, cũng giống như việc diễn thuyết giỏi. Là một người lắng nghe giỏi cũng cần thiết không kém gì là một người nói chuyện hay, và nhờ vào đặc tính của một người biết lắng nghe, bạn có thể phát hiện ra người có thói quen giao tiếp tốt.
    11. Đừng bao giờ lắng nghe cuộc trò chuyện giữa hai người từng rời khỏi một nhóm. Nếu họ ở quá gần khiến bạn không thể không nghe thấy, bạn có thể đổi chỗ ngồi một cách thích hợp.
    12. Giữ cho phần lời của bạn trong một cuộc trò chuyện thật khiêm tốn và súc tích cũng như nhất quán với chủ đề trò chuyện, và tránh những lời dài dòng và câu chuyện tẻ nhạt. Tuy nhiên, nếu người khác, cụ thể là một người đàn ông lớn tuổi, kể một câu chuyện dài, hoặc câu chuyện không mới đối với bạn, hãy lắng nghe với sự tôn trọng cho đến khi ông ấy dứt lời, trước khi bạn tiếp tục nói.
    13. Bạn có thể nói về bản thân, nhưng ít thôi. Bạn bè sẽ nhận ra đức hạnh của bạn mà không khiến bạn phải nói ra, và bạn có thể tự tin rằng để lộ ra lỗi lầm của mình cũng là không cần thiết.
    14. Nếu bạn chấp nhận những lời nịnh hót, bạn cũng phải chấp nhận khi người khác nói bạn ngu ngốc và kiêu ngạo.
    15. Khi trò chuyện với bạn bè, đừng so sánh họ với nhau. Hãy nói về những điểm tốt của mỗi người, nhưng đừng nâng tầm đức hạnh của một người bằng cách tương phản với những điểm xấu của người khác.
    16. Tránh những cuộc trò chuyện với chủ đề gây tổn hại một người không có mặt ở đó. Đàn ông đích thực sẽ không bao giờ thêu dệt hay nghe theo những lời vu khống.
    17. Người đàn ông sắc sảo nhất sẽ trở nên tẻ nhạt và thiếu giáo dục khi anh ta cố gắng độc chiếm sự chú ý của đối phương, anh ta nên có cách cư xử khiêm tốn hơn.
    18. Hạn chế dùng trích dẫn hay từ ngữ cao siêu. Chúng đôi lúc có thể thêm chút sắc sắc vào cuộc trò chuyện, nhưng nếu được dùng quá thường xuyên, chúng sẽ nhanh chóng trở nên nhạt nhẽo.
    19. Đừng gian lận, điều ấy không thể hiện bạn khôn ngoan, mà là ngu ngốc.
    20. Nói thật chính xác lời lẽ của bạn, đồng thời cũng đừng quá câu nệ mà chỉnh câu sửa chữ của người khác.
    21. Đừng để ý khi người khác mắc lỗi ngôn ngữ. Xét nét từng câu từng chữ hay vạch lá tìm sâu ở những người xung quanh là rất thiếu văn hóa.
    22. Nếu bạn là một chuyên gia hoặc là theo ngành khoa học, hạn chế sử dụng thuật ngữ chuyên ngành. Những từ ngữ ấy rất nhạt nhẽo, vì nhiều người không thể hiểu được chúng. Tuy nhiên, nếu bạn vô tình sử dụng từ ngữ chuyên ngành, cũng đừng giải nghĩa chúng, điều này còn tệ hơn nữa. Không ai cảm ơn bạn khi bạn chỉ ra sự ngu dốt của họ.
    23. Khi trò chuyện với người nước ngoài không thạo tiếng Anh, hãy lắng nghe với sự tập trung cao độ, và đừng đề đạt từ ngữ, câu văn mà người ấy đang lúng túng. Hơn hết, không được thể hiện sự mất kiên nhẫn bằng lời nói hay cử chỉ nếu người ấy ngập ngừng và nhầm lẫn. Nếu bạn hiểu ngôn ngữ của họ, hãy nói với họ khi bạn mở lời, điều này không chỉ thể hiện sự hiểu biết, mà còn là lòng tử tế của bạn, vì người nước ngoài sẽ rất vui khi nghe và nói ngôn ngữ mẹ đẻ của mình trên một đất nước xa lạ.
    24. Hãy cẩn thận khi đóng vai chú hề, vì bạn sẽ nhanh chóng trở thành “cây hài” trong một buổi tiệc, và việc không có tính cách ảnh hưởng rất tệ đến phẩm giá quý ông của bạn. Bạn trở thành trung tâm cho cả những trách móc lẫn những nhạo báng, và bạn hẳn sẽ nhận thấy rằng, cứ mỗi một người cười với bạn, sẽ có hai người cười bạn, và cứ mỗi một người ngưỡng mộ bạn, sẽ có hai người thầm khinh thường trò đùa của bạn.
    25. Đừng khoe khoang. Chẳng hài hước gì khi nhắc đến tiền bạc, các mối quan hệ, hay những xa hoa của bạn đâu. Khoe khoang rằng bạn thân thiết với một người nào đó cũng tương tự. Nếu tên họ tự nhiên xuất hiện trong cuộc trò chuyện thì không có gì đáng ngại cả, nhưng nếu lúc nào cũng, “bạn của tôi, thống đốc C”, hoặc, “bạn rất thân của tôi, tổng thống”, người khác sẽ nghĩ bạn kiêu căng và vô vị.
    26. Khi phủ nhận những trò đùa hướng đến bạn, đừng dùng thái độ cứng nhắc hoặc ánh mắt lạnh lẽo, khinh thường để đáp trả niềm vui vẻ trong sáng của người khác. Rất vô duyên khi bạn kéo cuộc trò chuyện trở nên chùng xuống khi mọi người đều đang nói chuyện vui vẻ, hài hước về bạn. Hãy niềm nở cùng tham gia với họ và tạm quên đi những suy nghĩ không vui, và bạn sẽ được yêu mến hơn nhiều so với khi phá tan bầu không khí vui vẻ hoặc nghiêm trọng hóa những đùa cợt thiện chí.
    27. Khi lạc vào xã hội của những con người văn chương, đừng đặt câu hỏi về những tác phẩm của họ. Chỉ tỏ vẻ ngưỡng mộ tác phẩm của tác giả thì nhàm chán lắm, nhưng bạn có thể khiến họ vui lòng bằng cách trích dẫn câu văn của họ, hoặc vui vẻ liên hệ đến những tác phẩm, bạn sẽ chứng minh được rằng mình đã đọc và trân trọng chúng.
    28. Khi tham gia vào một cuộc trò chuyện thông thường, trích dẫn câu nói bằng tiếng nước ngoài là rất bất lịch sự.
    29. Dùng những câu từ mang hai ý nghĩa không ra dáng đàn ông chút nào.
    30. Nếu bạn nhận thấy mình đang tức giận, hãy chuyển chủ đề hoặc giữ im lặng. Trong lửa giận, bạn có thể thốt ra những lời lẽ mà bạn sẽ không bao giờ sử dụng khi bình tĩnh, và bạn sẽ cay đắng hối hận một khi chúng vuột ra khỏi miệng.
    31. “Đừng nhắc đến dây nhợ với một người có bố bị treo cổ” nghe thô tục nhưng lại là một tục ngữ phổ biến. Cẩn thận né tránh những chủ đề có thể liên tưởng đến tính cách, và bẻ lái ngay khi đụng đến chuyện gia đình. Nếu có thể, đừng cố tìm hiểu những bí mật xấu xí của bạn bè, nhưng nếu họ đặc biệt giãi bày với bạn, hãy xem đó là một cơ mật bất khả xâm phạm, và không bao giờ phản bội họ để tiết lộ với người thứ ba.
    32. Nếu bạn từng đi du lịch, dù bạn luôn muốn cải thiện đầu óc trong những lần ngao du ấy, đừng lúc nào cũng nhắc đến những chuyến đi của mình. Không gì nhàm chán hơn một người suốt ngày lải nhải những câu, “Khi tôi ở Paris,” hay “Lúc ở Ý tôi đã thấy…”
    33. Khi đặt câu hỏi về người bạn không biết tại một nơi đông người, tránh sử dụng tính từ, không thì rất có thể bạn sẽ hỏi người mẹ, “Cô gái xấu xí vụng về kia là ai vậy?” và nhận được, “Thưa ngài, đó là con gái tôi đấy.”
    34. Đừng ngồi lê đôi mách, nếu là phụ nữ thì đáng ghét, nhưng là đàn ông thì lại đáng khinh.
    35. Đừng thận trọng đề nghị giúp đỡ hay đưa ra lời khuyên đối với những quan hệ xã hội xã giao. Không ai cảm ơn bạn đâu.
    36. Đừng nịnh hót. Lời khen tinh tế thì được chấp nhận, nhưng nịnh hót thì lại phô trương, lỗ mãng, và ghê tởm đối với người chín chắn. Nếu bạn nịnh hót cấp trên, họ sẽ hồ nghi bạn, nghĩ bạn có mưu đồ bất chính, nếu bạn nịnh hót phụ nữ, họ sẽ khinh thường bạn, nghĩ rằng bạn chẳng có gì khác để nói cả.
    37. Một cô gái tinh tế sẽ cảm thấy được xem trọng nếu bạn nói chuyện với cô ấy về những chủ đề cao cả, mang tính xây dựng hơn là chỉ dùng từ ngữ khen ngợi. Ở trường hợp thứ hai, cô ấy sẽ cho rằng bạn nghĩ cô ấy không đủ trình để thảo luận những chủ đề to tát hơn, và bạn không thể trông mong cô ấy sẽ hài lòng khi bị coi là một người ngốc nghếch, vô dụng cần phải nịnh phải khen.
    Người dịch: Thợ Săn Tiền Thưởng
     
  • SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI ĐỌC NHIỀU SÁCH VÀ NGƯỜI KHÔNG ĐỌC SÁCH

     
    Đọc nhiều tiểu thuyết, bạn sẽ nhìn thấy biết bao cuộc đời lên voi xuống chó, gặp bao mánh lới xâu xé bẩn thỉu, chứng kiến bao kiểu nhục dục đê hèn, cảm nhận được nỗi xót xa và không cam lòng, hiểu thế nào là bất lực, u ám. Bạn sẽ đọc được đủ loại chuyện trên thế gian này khiến bạn trầm luân trong chúng, và từ đây trở về sau dù bạn có đối diện chuyện gì đi chăng nữa, đều là những chuyện mà từ trong sâu thẳm trái tim bạn, bạn đã được trải nghiệm qua một lần.
    Đọc nhiều sách lịch sử, bạn sẽ đọc được đủ loại quyền uy và biết bao cá thể nhỏ bé bị dòng nước lũ của số mệnh cuốn trôi. Bạn sẽ nhận ra con người nhỏ bé biết mấy còn cuộc đời thì luôn đầy những biến động.
    Đọc nhiều sách triết học, bạn được chứng kiến sự hình thành của đủ kiểu giá trị quan, vô vàn những lời giải đáp cho những thắc mắc nhỏ nhặt nhất. Bạn sẽ phát hiện những gì mình luôn vững tin vào sự tồn tại của nó lại hóa ra chỉ là một tràng hư ảo, những điều bạn luôn chế nhạo là xuẩn ngốc lại uẩn chứa nhiều nội hàm cao siêu. Bạn không còn cố chấp với những gì đã từng luôn chấp nhất, dùng ánh mắt tư biện* để nhìn nhận thế giới nửa thực nửa giả này. (tư biện: chỉ đơn thuần suy nghĩ, không dựa vào kinh nghiệm thực tiễn)
    Đọc nhiều sách về xã hội học, bạn lần nữa bắt gặp những chuyện vốn quen quá hóa thường, hóa ra đều có nguồn gốc đáng tìm hiểu. Bạn sẽ nhận thấy xã hội loài người chẳng qua chỉ là một bản phác thảo trong tưởng tượng. Bạn cũng sẽ tìm hiểu ra đằng sau những câu chuyện ấp áp lại thường ẩn chứa bao tính toán lạnh lùng, bạn là một phần tử trong cả một hệ thống, là cánh bèo trôi dạt giữa dòng đời.
    Đọc nhiều sách về nhân học, bạn hiểu được hóa ra con người cũng chỉ là một loài động vật cực kì đặc biệt, rằng con người chúng ta kỳ thực cũng đâu cao quý đến vậy đâu. Nếu không sở hữu nét đặc thù, thì chúng ta chẳng qua chỉ là một lớp thú khoác lên mình cái áo của văn minh hiện đại.
    Không đọc sách nhiều thì cũng chẳng phải là chuyện gì xấu xa cả, vì nhiều khi càng đọc nhiều, càng thấy lạnh nhạt với thế gian.
     
  • ĐỌC CHO TỈNH NGỘ

    1. Lòng tin là thứ mà một khi ta đã mất thì khó có thể trở lại như ban đầu. Vì vậy, hãy sống đúng ngay từ đầu bởi trường học có bút xóa nhưng trường đời thì không.
    2. Đừng nghĩ mãi về quá khứ nếu nó chỉ mang tới những giọt nước mắt. Đừng nghĩ nhiều về tương lai, nó chỉ mang lại sự lo sợ. Sống ở hiện tại với nụ cười trên môi như trẻ thơ. Nó sẽ mang lại niềm vui cho bạn.
    3. Cuộc đời vốn chẳng có thứ gì hoàn hảo nhưng mỗi người đều có nét đẹp riêng, thiên tài ở chỗ là mỗi người tìm ra được nét đẹp của chính mình và hoàn thiện nó.
    4. Cuộc sống có 3 cái đừng:
    – Đừng hiền quá để người ta bắt nạt
    – Đừng ngốc quá để người ta đùa giỡn
    – Đừng tin tưởng quá để người ta lừa dối
    5. Cuộc đời ngắn lắm nên đừng lãng phí thời gian của mình với những người không có thời gian dành cho bạn.
    6. Con người tạo ra để được yêu thương . Vật chất tạo ra là để sử dụng. Nhưng vì một lí do nào đó, vật chất lại được yêu thương. Còn con người thì lại bị lợi dụng.
    7. Đá còn có thể mòn huống chi là lòng người. Thay đổi trước sau âu cũng là chuyện thường tình. Duyên là do người giữ. Hết thương rồi có cố mãi cũng bằng không.
    8. Đồng xu tuy có 2 mặt nhưng chỉ có 1 mệnh giá. Con người chỉ có 1 mặt cớ sao lại sống 2 lòng.
    9. Làm người nhất định phải có lương tâm! Nhất định không được quên người đã từng giúp đỡ bạn, nếu không bạn sẽ ngày càng ít bạn bè, đường đi sẽ ngày càng hẹp.
    10. Ngay cả ngõ cụt cũng là điểm xuất phát, nếu bạn biết quay lưng.
    11. Có những người họ quên những lần ta giúp đỡ họ, nhưng sẽ nhớ mãi một lần ta từ chối họ.
    12. Quan tâm nhiều quá đồng nghĩa với làm phiền. Yêu thương nhiều quá, người ta lại không biết trân trọng!
    13. Dựa núi, núi hóa thành vôi,
    Dựa nước, nước chảy ra ngoài biển Đông.
    Dựa người, người đổi thay lòng,
    Chỗ dựa chắc chắn chỉ trong chính mình.
    (Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh)
    14. Có hai sai lầm lớn trong cuộc sống. Một là sống cho người khác coi. Hai là coi người khác mà sống. Thật ra chỉ cần bản thân cảm thấy hạnh phúc là được. Đừng mãi nhìn vào người khác mà đi sai con đường dưới chân mình.
    15. Bạn có tốt bao nhiêu thì vẫn có người ghét bạn. Đó là điều không thể tránh khỏi.
    16. Có lẽ cần phải trải qua tuổi thanh xuân mới có thể hiểu được tuổi xuân là khoảng thời gian ta sống ích kỷ biết chừng nào. Có lúc nghĩ, sở dĩ tình yêu cần phải đi một vòng tròn lớn như vậy, phải trả một cái giá quá đắt như thế, là bởi vì nó đến không đúng thời điểm. Khi có được tình yêu, chúng ta thiếu đi trí tuệ. Đợi đến khi có đủ trí tuệ, chúng ta đã không còn sức lực để yêu một tình yêu thuần khiết nữa.
    17. Bất kỳ một sự đả kích nào cũng không nên trở thành cái cớ cho bạn sa ngã. Bạn không thể thay đổi thế giới nhưng bạn có thể thay đổi bản thân mình. Việc cần làm là chọn lựa một con đường đúng đắn và kiên trì bước tiếp.
    18. Ai không giả dối, ai không dễ thay đổi, không ai là ai của ai hết. Hà tất phải coi một số người, một số chuyện quan trọng đến thế.
    19. Tình yêu, tình bạn, không phải là cả đời không cãi nhau, mà là cãi nhau rồi vẫn có thể bên nhau cả đời.
    20. Người quan tâm đến tôi, tôi sẽ quan tâm lại gấp bội!
    Người không quan tâm đến tôi, bạn dựa vào cái gì mà bảo tôi phải tiếp tục?
  • CHÚNG TA HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ RONALDO?

    1. Thành công sẽ luôn đến với những người luôn chăm chỉ khổ luyện.
    2. Cơ thể bạn sẽ phản ánh lối sống của bạn.
    3. Chỉ cần bạn quyết tâm, mọi thứ đều là có thể.
    4. Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh thật ra không khó như chúng ta nghĩ.
    5. Để đứng được ở vị trí số một, bạn phải sẵn sàng làm những điều người khác không làm được.
    6. Luôn tin tưởng vào bản thân và mục tiêu của mình.
    7. Thất bại không có nghĩa là kết thúc, chúng chỉ đơn giản là những bài học, bạn sẽ làm tốt hơn vào những lần sau.
    8. Bạn không cần nghe những lời phán xét, bạn chỉ cần tập trung vào mục tiêu của mình.
    9. Bạn không cần nói gì cả, sự thành công của bạn sẽ lên tiếng.
    10. Hãy bước ra ngoài vùng an toàn của bản thân và thử xem, bạn có thể làm được gì.
    11. Ngay cả người tài giỏi nhất cũng có lúc phải thất bại trong công việc của mình.
  • 5 Bí kíp tăng sự tập trung hiệu quả

     

    – Tập đánh máy nhanh và hạn chế nhìn bàn phím. Đảm bảo tăng tốc độ làm việc và năng suất cực kì luôn.
    – Chỉ làm việc tập trung tối đa dưới 1 tiếng. Để đảm bảo cho đầu óc tỉnh táo, tăng khả năng tập trung thì làm việc mới hiệu quả được. Bạn thử áp dụng phương pháp Pomorodo, chia thời gian làm là cứ 25 phút rồi nghỉ 5 phút hoặc có thể điều chỉnh tuỳ vào mức độ tập trung của bản thân xem sao nhá.
    – Để 1 tờ giấy bên cạnh (mình tạm gọi là tờ giấy xao nhãng nhá). Khi đang học hay làm việc mà bị phân tán bởi điện thoại hay những suy nghĩ trong đầu thì viết hết ra tờ giấy này rồi quay lại làm việc tiếp. Sau khi kết thúc phiên làm thì xem lại tờ giấy này và giải quyết hết các việc trong đó.
    – Bớt đa nhiệm bằng phương pháp Batching (Gộp công việc theo nhóm). VD: Khi học là mình học 1 lèo hoặc khi đi quay là mình quay 1 lèo. Để lúc nào mình cũng trong tâm thế là làm 1 việc gì đó và bớt đi tính đa nhiệm, tăng sự tập trung hơn.
    – Sử dụng timelapse để quay lại bản thân lúc học tập và làm việc. Cách này tránh mình bị xao nhãng sang việc dùng điện thoại. Vừa có video để xem, vừa tập trung làm việccc 👏🏻

  • 27 CÂU NÓI ĐỂ ĐỜI CỦA LÃO TỬ

    (Dùng làm kim chỉ nam cho cuộc sống)
    1. Lo thắng người thì loạn, lo thắng mình thì bình.
    2. Nếu muốn được tất cả, phải từ bỏ tất cả.
    3. Hiểu người là khôn, hiểu được mình mới là khôn thật sự.
    4. Nếu biết vạn vật đều thay đổi, thì bản thân không nên cố nắm giữ điều chi.
    5. Ai vội vàng tiến lên phía trước đều không thể đi xa.
    6. Ai muốn hiển thị mình sẽ tự làm lu mờ bản thân.
    7. Ai muốn chứng thực bản thân sẽ không tự biết bản thân mình là ai.
    8. Ai muốn ước chế người khác thường không tự ước chế bản thân mình.
    9. Không còn sự đối chọi, ma quỷ tự tiêu tan.
    10. Nếu biết nhìn vào tâm mình, anh có thể tìm thấy tất cả các câu trả lời.
    11. Nhu thắng cương, tĩnh thắng động.
    12. Hãy để mọi chuyện tùy kỳ tự nhiên.
    13. Nếu người muốn co lại, trước hết hãy cho phép nó duỗi ra. Nếu người muốn từ bỏ, hãy cho phép nó nhảy xuất ra. Nếu người muốn có điều gì, trước hết phải cho đi thứ đó.
    14. Những khởi đầu tốt đẹp thường được ngụy trang thành một đoạn kết bi thảm.
    15. Chú tâm đến sự công nhận của người khác rồi người sẽ trở thành tù nhân của chính họ.
    16. Nếu một người có thể nhận ra mình không thiếu thứ gì, cả thiên hạ đã thuộc về người đó.
    17. Vô hình vô tướng là niềm an lạc nhất.
    18. Bậc trí tuệ là người biết những gì mình không biết.
    19. Khi bạn hài lòng đơn giản là chính mình, không so sánh hay cạnh tranh với ai, tất cả mọi người sẽ tôn trọng bạn.
    20. Tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh. Thắng được mình là kiên cường.
    21. Biết người là trí, biết mình là sáng.
    22. Hễ còn có lòng ham muốn thì chỉ biết trước được cái hẹp hòi biểu hiện ra bên ngoài chứ không biết được cái vi diện sâu ở bên trong.
    23. Lời thành thật thì không đẹp; Lời đẹp thì không thành thật.
    24. Tấm gương sáng, bụi bặm chẳng làm dơ được. Tinh thần trong, lòng ham muốn chẳng dính vô được.
    25. Biết đủ là đủ, tức là đủ. Biết nhàn là nhàn tức là nhàn.
    26. Hạnh phúc sinh ra trong đau khổ, đau khổ giấu mình trong hạnh phúc.
    27. Ai vâng lời liều, hứa liều, tất nhiên khó lòng đúng hẹn.
  • UNG THƯ ở các miền QUÊ

     

    Nếu đến bệnh viện K thì thấy đa phần bệnh nhân là ở các vùng quê lên.
    Mình vẫn nhớ chuyện nhiều người hàng xóm đi phun thuốc trừ sâu về rồi bị ốm luôn mấy ngày. Đi lội nước, cuốc đất về cũng ốm vì ngấm phải hoá chất. Ở quê ai cũng biết nó độc nhưng không biết làm cách gì khác. Chỉ biết hy sinh đời bố củng cố đời con.

    Đất trồng lúa gạo thì bón phân phun thuốc đã nhiều chục năm nay, ảnh hưởng đến cả tôm tép cua cá ốc ếch lươn chạch, rau muống rau khoai vì trồng cùng khu vực cùng nguồn nước. Mà hồi bé cào cào châu chấu, tôm cá cua ốc tép nhiều lắm, chuồn chuồn cũng nhiều. Nhiều nhà chỉ nhờ mò cua đơm lươn thôi mà có tiền nuôi con cái ăn học đại học. Giờ thì cạn rồi, cào cào cũng chẳng thấy mấy nữa.

    Đồ dùng nhà bếp thì đồ nhựa lên ngôi thay cho đồ mây tre đan, gỗ; nilon thay cho lá chuối. Mà nhựa ở quê cũng nhựa rởm nhiều chứ chẳng phải hàng tốt đẹp gì. Cái đồ nhựa đấy mà tiếp xúc với nhiệt độ cao của đồ ăn nóng, rồi đem đi muối dưa muối cà là rất dễ vi nhựa cùng hoá chất nhiễm vào thực phẩm, rồi đi vào máu.

    Ngói đất bị thay thế bởi tấm lợp fibro xi măng (ở quê gọi là phê-rô), chứa nhiều amiang là chất cực độc gây ung thư. Mà ở quê thường hứng nước mưa để ăn, rất nhiều nhà hứng nước từ ngói phê-rô rồi đổ vào thùng ăn dần. Hoặc không thì ăn nước giếng làng, được lọc từ nguồn nước nhiễm thuốc trừ sâu và phân hoá học, cũng là một mối đe doạ.

    Ngày xưa ở quê rửa bát bằng tro bếp, nước gạo, chanh tươi. Bây giờ rửa bát bằng sunlight, mỹ hảo, có cả các loại không có tên tuổi được tự pha trộn từ các loại hoá chất độc hại. Rửa bát xong ngửi bát thấy mùi hoá chất sặc sụa, bà con cứ tưởng thơm là thích.

    Hàng hoá thực phẩm thì cái gì rẻ nhất, đểu giả nhất đều có ở quê. Trẻ con thì bim bim phô mai bánh kẹo nước ngọt lởm, toàn hàng lậu từ đâu đổ về đủ phẩm màu hoá học xanh đỏ tím vàng, chữ tàu chữ thái. Người lớn thì không còn tự làm tương, làm mắm, pha nước chấm nữa mà ra tạp hoá mua đồ công nghiệp. Dân làng biển cũng ăn Nam Ngư, Chinsu bình thường.

    Rồi nhiều vùng có nhà máy công nghiệp, xả thải trực tiếp ra sông ra đất, làm ô nhiễm cả một vùng, Formosa là một điển hình. Mình có anh bạn ở Nam Định, kể rằng có người hàng xóm ở quê đi công nhân nhà máy nhựa của chủ người Trung Quốc, lỡ rơi điện thoại xuống nước hoá chất, nhúng tay xuống nhặt lên mà 1 tháng sau về chết luôn. Còn ở Formosa Hà Tĩnh quê mình thì dân quanh đó bỏ nhà đi cũng nhiều. Thằng bạn mình làm ở đó nó cũng bảo là tao mà làm ở đây lâu chắc cũng vô sinh cmn mất. Nên cách đây 1 năm nó bỏ đi kiếm việc khác rồi.

    Một tấn lúa ở quê giờ bán ngay tại ruộng được 5 triệu, số tiền đó lên Hà Nội khám sơ sơ với mua ít thuốc là hết sạch, chứ chữa được cái gì đâu.

    Thế đấy, nghĩ cũng buồn!
    Mong ngày càng có nhiều mô hình nông nghiệp sạch, làng sinh thái… để cùng giữ lấy những mảnh đất sạch cho thế hệ sau.

  • Kỷ Luật: chìa khoá của tự do và thành công

    Tưởng chừng đây là nghịch lý, nhưng trên thực tế, bạn càng kỷ luật bao nhiều thì chính bạn sẽ sớm đạt được những điều mình muốn bất nhiêu. Chỉ khi sự kỷ luật thành thói quen, bạn mới có thể nếm được “trái ngọt” mà nó mang lại.
    Để giúp bạn đạt được kỷ luật một cách nhanh chóng, chúng mình sẽ vạch ra cho bạn 5 bước để trở thành một con người kỷ luật.
    1, Viết mục tiêu ra giấy:
    Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn người bạn mong muốn trở thành, bạn coi trọng điều gì, cuộc sống mong ước ra sao. Từ đó, bạn sẽ hiểu mình cần thiết lập những thói quen nào để đạt được những điều ấy.
    2, Hãy nhìn lại
    Dành 10 – 20 phút mỗi ngày nhìn lại những việc đã làm, để biết được hôm nay bạn đã làm gì đi ngược lại kỷ luật bản thân đề ra trước đó. Từ đó rút kinh nghiệm, tránh lặp lại lỗi.
    3, Đặt mục tiêu
    Tự đặt ra sự thưởng/phạt cụ thể khi hoàn thành hay đi ngược lại kế hoạch đưa ra. Bạn có thể nhờ ai đó thân thiết “giám sát” quá tình này trong giai đoạn đầu. Khi mọi thứ đã vào guồng, tự nhiên bạn sẽ không cần ai nhắc nhở nữa.
    4, Thiết lập kỷ luật
    Thiết lập kỷ luật từ việc đơn giản, dễ làm và mang lại nhiều cảm xúc tích cực cho bạn nhất. Khi có được lòng can đảm từ việc nhỏ nhặt ấy, bạn sẽ thêm tự tin vào bản thân. và điều đó sẽ giúp tính kỷ luật đến với bạn một cách tự nhiên hơn.
    5, Nói chuyện với chính mình
    Gặp thử thách hay vướng mắc rắc rối, bạn hãy tự nói chuyện với chính mình, tự khuyến khích bản thân và trấn an lo lắng, sợ hãi. Nghe có vẻ buồn cười nhưng thực tế điều này sẽ nhác nhở bạn về các mục tiêu, tạo dựng lòng can đảm, củng cố quyết tâm cùng nhận thức về nhiệm vụ mình đang làm.
    Nếu một ngày bạn tỉnh dậy và cảm thấy mệt mỏi trên chặng đường đi tìm sự kỷ luật đừng quên nhác nhở mình rằng: Chỉ cần hôm nay bạn sống tự giác và kỷ luật hơn một chút thì nhất định sẽ không phải trải qua những nỗi khổ ấy. Ngược lại, bạn sẽ có được niềm vui sướng vô tận mà cuộc sống này mang lại.
  • 1. Sẽ rất ít người quan tâm đến việc bạn đã trả giá nhiều hay ít, cố gắng như thế nào, chống đỡ có mệt hay không, rơi có đau không, bọn họ chỉ nhìn vào vị trí cuối cùng mà bạn đứng, sau đó hâm mộ hoặc khinh thường…
    2. Con người ta luôn nhìn thấy và hâm mộ hạnh phúc của người khác. Nhưng đến một lúc nào đó bất chợt quay đầu, lại phát hiện thì ra mình cũng đang được người khác ngưỡng mộ. Thật ra, mỗi người đều có hạnh phúc của chính mình. Chỉ có điều, hạnh phúc của bản thân thường nằm trong mắt người khác.
    3. Bạn có thể rất lương thiện nhưng tuyệt đối không được buông lỏng cảnh giác với xã hội này, bởi vì có một số người căn bản không phải là con người. Tâm hại người thì không nên có, nhưng tâm phòng người thì nhất định phải có.
    4. Một khi bạn không còn so sánh mình với người khác, cũng có nghĩa bạn đã có bước tiến dài của sự trưởng thành và hạnh phúc.
    An yên trong cuộc sống của chính bản thân bạn.
    5. Người muốn đưa bạn về nhà, Đông Tây Nam Bắc đều là thuận đường. Người nguyện ý ăn cùng bạn, đắng cay chua ngọt đều là ăn ngon. Nếu thực sự muốn thì người ta sẽ tìm cách, còn nếu không muốn thì người ta sẽ tìm lý do…
    6. Chỉ cần bớt quan tâm đến việc người khác nghĩ gì, làm gì. Và bớt ảo tưởng vị trí của mình trong tim họ, thì cuộc sống sẽ tự khắc nhẹ nhàng hơn thôi…
    7. Đừng bao giờ coi sự quan tâm của người khác là điều đương nhiên, cho dù người ấy có yêu bạn bao nhiêu, cuối cùng rồi cũng sẽ có ngày cảm thấy mệt mỏi. Lòng người thường sẽ không mất đi vì chuyện lớn nào đó, mà là từ những thất vọng nhỏ tích tụ từng ngày cho đến khi trở thành vết thương chí mạng.
    8. Tới một giai đoạn nhất định của cuộc đời, chúng ta sẽ không còn bận lòng với chuyện thắng thua, chọn cách im lặng và mỉm cười để đối phó với mọi áp lực ngoài kia. Đó không phải là hèn yếu hay nhu nhược, chỉ là mong muốn: năm tháng tĩnh lặng, kiếp này bình an…cho mình, cho người…