Một cụm từ mà tôi thấy các bạn trẻ mới ra trường hay chém là “Tự Do Tài Chính”.
Các bạn ấy mơ về một viễn cảnh mà tiền dồi dào đến mức không cần làm việc mà vẫn có đủ tiền để sống và hưởng thụ. Hình ảnh thường được mọi người vẽ ra là một ai đó với nhà cao cửa rộng, xe Roll Royce, tài khoản ngân hàng bảy con số, năm đi du lịch châu Âu vài lần. Còn gì thiếu các bạn liệt kê tiếp.
Đời lại không đơn giản thế. Một tỷ phú vẫn lo cay cáy bị cướp tài sản. Một người ăn xin vẫn có thể vô tư ngủ ngon không lo nghĩ. Giàu như anh Quуết Bambu hiện giờ sống có sướng hơn một anh xe ôm Grab phỏng?
Tôi đề xuất một cách hiểu đúng về cụm “tự do tài chính” cho các bạn: đó là một trạng thái tâm lý mà chủ thể không bị nô lệ bởi nhu cầu tiêu tiền chứ không phải là nằm ở số lượng tài sản người đó đang sở hữu.
Suy rộng ra từ định nghĩa trên, mấu chốt của tự do tài chính nằm ở kỹ năng làm chủ được “máu” tiêu tiền kèm với đó là sống vui khoẻ. Vấn đề không phải là kiếm bao nhiêu tiền mà là việc tự hiểu mình cần bao nhiêu là đủ.
Người có 10 tỷ thì muốn có 20 tỷ. Người có 10 triệu thấy tức tối với những kẻ có 100 triệu. Càng nhiều, càng muốn. Lòng tham là không đủ. Chủ nghĩa tiêu dùng rất khéo léo khi thiết kế những thủ thuật truyền thông dựa trên máu tham của loài người – Bạn phải cần CÓ thêm.
Ngược lại, nếu hiểu được đâu là giới hạn của nhu cầu, bạn sẽ tự điều chỉnh được để sống vừa phải mà vẫn thấy đủ đầy. Bạn sẽ không cần mua thêm để chứng tỏ đẳng cấp / không cần tiêu xài để khỏa lấp sự thiếu thốn tâm lý và cuối cùng là không cần chạy đua với xã hội.
Nghe khó tin, với tôi thì một người ăn xin hoàn toàn có thể tự đạt được TDTC nếu anh ta điều chỉnh được nhu cầu đến tối giản, nội tâm không dao động vì thiếu vật chất. Trong khi ấy, một anh giám đốc tài chính vẫn có thể mất ngủ vì sợ mất giá cổ phiếu dù tài khoản có cả triệu đô.
Nói vậy thì bọn nghèo khố rách nó lại sướng quá mà thủ dâм. Là con người thì không ai có thể đạt đến cảnh giới không cần những điều kiện vật chất cơ bản. Nghèo thì sống vui khoẻ vô lo nghĩ thế đéo nào được?
Bản chất của cái nghèo là thiếu quyền được lựa chọn. Một thằng không có tiền không thể giảng giải về việc “tiền không phải tất cả”. Ý tôi nói ở trên (TDTC) chỉ thực sự đúng khi người đó có một mức sống căn bản trở lên. Vui lòng không hiểu nhầm xàm lồп.
Truyền thông hiện đại và mạng xã hội biến phần lớn con người thành nô lệ của tiêu thụ. Con người ta làm việc điên cuồng bất chấp sức khoẻ để tiêu xài theo chuẩn mực do “người khác” tạo ra (theo thầy, đây cũng là một biểu hiện của lòng tự trọng thấp) chứ không phải để sống. Mua iPhone đời mới không phải vì cần mà để khoe. Mua ô tô không vì đi lại mà để giải quyết khâu “oai”. TDTC bị cố tình bóp méo thành “tự do mua mọi thứ mình muốn” – mua càng nhiều càng tự do, trong khi định nghĩa đúng phải là: “tự do thoát khỏi ham muốn mua sắm” – không cần mua thứ mình không cần.”
Tư tưởng về tiết chế nhu cầu để sống tự do không mới. Như Lai từ bỏ ngai vàng để sống đời khất thực vì ngài quan niệm chỉ khi diệt được lòng tham thì mới không còn khổ. Các hiền triết như Lão Tử, Khổng Tử, Henry Thoreau, hay Gandhi đều chủ trương sống đơn giản để đạt tự do.
Tưởng dễ mà rất khó. Trạng thái TDTC chỉ có thể đạt được khi bạn trả lời được câu hỏi: Bao nhiêu là đủ? Ta đang tiêu tiền vì nhu cầu hay vì thói quen, thể hiện, ra oai hay thiếu thốn tâm lý? Trạng thái tâm lý trên là một tâm thế mà thầy cho rằng không kém sự giác ngộ: người càng hạnh phúc thì càng cần ít. Cần ít ở đây bao gồm nhiều thứ, từ tài sản, mua sắm, cho đến gái gú, hehe.
“Khi bạn không còn cần quá nhiều thứ, bạn trở nên mạnh mẽ và tự do” – Epictetus
Leave a Reply